Tên khoa học: Amonium cardamonium auct.non L. Zingiberaceaea
Giới thiệu: Đậu khấu là một loại cỏ mọc lâu năm, thân rễ có vảy. Từ thân rễ những trục mang lá, mang hoa và quả nhô lên mặt đất. Thân mang lá có thể cao 2 - 3m, lá mọc so le không cuống, phiến lá hình mác dài 23cm, rộng 7,5cm. Quả sắc tro trắng, hình cầu hơi có hình tam giác, bóp dễ vỡ. Trong quả có 3 buồng, chứa 9 - 12 hạt sắc vàng nhạt có mùi thơm cay, tê, ngậm vào miệng thấy có khí ấm rất sảng khoái.
Đậu khấu mọc hoang, được trồng ở nước ta và nhiều nước khác. Thường hái ở những cây đã 3 năm, khi quả từ màu xanh chuyển sang màu vàng thì hái về
Thu hái, chế biến: Vào mùa thu, ở những cây trên 3 năm. Hái quả còn giai đoạn xanh chuyển sang vàng. Phơi hay sấy khô, loại bỏ cuống, xông diêm sinh cho vỏ trắng ra là được. Khi dùng bóc vỏ lấy hạt. Hái quả khi có màu lục thì bỏ cuống, phơi khô. Khi dùng bỏ vỏ quả lấy hạt, giã nát.
Mô tả dược liệu: Quả nang khô, hình cầu hoặc hình cầu dẹt, không đều, đường kính khoảng 4-5 phân, vỏ quả màu vàng trắng, rãnh trơn có 3 rãnh dọc sâu, rõ ràng và nhiều vân rãnh cạn, một đầu có vết quả lồi lên hình tròn. Vỏ quả chất dòn thường nứt ra, lộ ra bên trong có hạt màu nâu tụ thành hình khối, trong có 3 buồng mỗi buồng 9-12 hạt, hạt hình đa giác màu xám trắng. Vỏ quả bóc ra gọi là Đậu khấu xác (Vỏ đậu khấu), mùi thơm rất nhẹ.
Tính vị: Vị cay, thơm, tính ấm
.
Quy kinh: Vào kinh Phế, Pỳ, Vị
.
Thành phần hoá học:Tinh dầu trong đó thành phần chủ yếu là borneol và camphor.
Công năng:Hoá thấp, hành khí, tiêu bĩ, khai vị, tiêu thực, ôn trung
Công dụng:Chữa đau bụng lạnh, đầy hơi, nôn oẹ, ăn không tiêu, ỉa chảy, trúng độc rượu.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 4-8g, dạng thuốc sắc hoặc bột.
Kiêng kỵ: Âm suy, thiếu máu không dùng. Trường vị thực nhiệt, táo bón không dùng.
Giới thiệu: Đậu khấu là một loại cỏ mọc lâu năm, thân rễ có vảy. Từ thân rễ những trục mang lá, mang hoa và quả nhô lên mặt đất. Thân mang lá có thể cao 2 - 3m, lá mọc so le không cuống, phiến lá hình mác dài 23cm, rộng 7,5cm. Quả sắc tro trắng, hình cầu hơi có hình tam giác, bóp dễ vỡ. Trong quả có 3 buồng, chứa 9 - 12 hạt sắc vàng nhạt có mùi thơm cay, tê, ngậm vào miệng thấy có khí ấm rất sảng khoái.
Đậu khấu mọc hoang, được trồng ở nước ta và nhiều nước khác. Thường hái ở những cây đã 3 năm, khi quả từ màu xanh chuyển sang màu vàng thì hái về
Thu hái, chế biến: Vào mùa thu, ở những cây trên 3 năm. Hái quả còn giai đoạn xanh chuyển sang vàng. Phơi hay sấy khô, loại bỏ cuống, xông diêm sinh cho vỏ trắng ra là được. Khi dùng bóc vỏ lấy hạt. Hái quả khi có màu lục thì bỏ cuống, phơi khô. Khi dùng bỏ vỏ quả lấy hạt, giã nát.
Mô tả dược liệu: Quả nang khô, hình cầu hoặc hình cầu dẹt, không đều, đường kính khoảng 4-5 phân, vỏ quả màu vàng trắng, rãnh trơn có 3 rãnh dọc sâu, rõ ràng và nhiều vân rãnh cạn, một đầu có vết quả lồi lên hình tròn. Vỏ quả chất dòn thường nứt ra, lộ ra bên trong có hạt màu nâu tụ thành hình khối, trong có 3 buồng mỗi buồng 9-12 hạt, hạt hình đa giác màu xám trắng. Vỏ quả bóc ra gọi là Đậu khấu xác (Vỏ đậu khấu), mùi thơm rất nhẹ.
Tính vị: Vị cay, thơm, tính ấm
.
Quy kinh: Vào kinh Phế, Pỳ, Vị
.
Thành phần hoá học:Tinh dầu trong đó thành phần chủ yếu là borneol và camphor.
Công năng:Hoá thấp, hành khí, tiêu bĩ, khai vị, tiêu thực, ôn trung
Công dụng:Chữa đau bụng lạnh, đầy hơi, nôn oẹ, ăn không tiêu, ỉa chảy, trúng độc rượu.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 4-8g, dạng thuốc sắc hoặc bột.
Kiêng kỵ: Âm suy, thiếu máu không dùng. Trường vị thực nhiệt, táo bón không dùng.