Giới thiệu: Dây leo, không lông, thân cứng, vòi chẻ hai. Lá hai lần kép, cuống có cánh, thường có 3-5 lá hình trái xoan, nhọn hai đầu, gân lồi và có lông, mặt trên nâu sẫm, mặt dưới trăng trắng, mép có răng nhỏ và có lông. Cụm hoa đối diện với lá, nhỏ, lưỡng phân.
Ở nước ta, Bạch liễm được thấy nhiều ở vùng Tây Nguyên. Mùa hoa tháng 7-8, quả tháng 9-10.
Mô tả dược liệu: Củ hình tròn, to bằng quả trứng gà, hai đầu hơi thon nhọn, vỏ ngoài sắc đen, bên trong trắng.
Tính vị: Vị ngọt, cay, hơi đắng, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can, Tỳ, Vị.
Thành phần hóa học: Trong củ có chất nhầy và tinh bột.
Dược năng: Tả hoả, tán kết, thu liễm giảm đau, trừ nhiệt.
Liều dùng: 6 - 12g
Chủ trị: Trị ung nhọt, sang lở, tan khí kết, trẻ nhỏ động kinh, phụ nữ âm hộ sưng đau và xích bạch đới.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, ung nhọt đã phá miệng, người không có thực hoả, nhiệt độc thì không nên dùng.
Ở nước ta, Bạch liễm được thấy nhiều ở vùng Tây Nguyên. Mùa hoa tháng 7-8, quả tháng 9-10.
Mô tả dược liệu: Củ hình tròn, to bằng quả trứng gà, hai đầu hơi thon nhọn, vỏ ngoài sắc đen, bên trong trắng.
Tính vị: Vị ngọt, cay, hơi đắng, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can, Tỳ, Vị.
Thành phần hóa học: Trong củ có chất nhầy và tinh bột.
Dược năng: Tả hoả, tán kết, thu liễm giảm đau, trừ nhiệt.
Liều dùng: 6 - 12g
Chủ trị: Trị ung nhọt, sang lở, tan khí kết, trẻ nhỏ động kinh, phụ nữ âm hộ sưng đau và xích bạch đới.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, ung nhọt đã phá miệng, người không có thực hoả, nhiệt độc thì không nên dùng.