Tên gọi khác: Ngân hạnh
Tên khoa học: Ginkgo biloba L. - Ginkgoaceae
Giới thiệu: Bạch quả là một cây to, cao 20-30m, thân phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống. Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm, chia phiến lá thành hai thùy. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi. Quả hạch, kích thước bằng quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu.
Cây Bạch quả có nguồn gốc Ở Trung Quốc và chỉ thấy trồng Ở Trung Quốc, một ít Ở Nhật Bản. Nước ta hiện nay chưa trồng loại cây này.
Thu hoạch, sơ chế: Vào mùa thu, hái quả chín, bỏ hết chất thịt và vỏ ngoài, rửa sạch, hấp hoặc luộc qua, phơi hoặc sấy khô. Bỏ tạp chất và vỏ cứng của hạt, lấy nhân, khi dùng giã nát.
Mô tả dược liệu: Hạt hình trứng, chắc, vỏ cứng, một đầu hơi nhọn, dài từ 1,5 - 2,5 cm, rộng 1 - 2 cm, dầy 1 cm. Vỏ ngoài cứng nhẵn, màu vàng nhạt hay xám nhạt, có 2 đến 3 đường gân chạy dài nổi lên rõ rệt. Vỏ hạt có 3 lớp, lớp ngoài cứng, hai lớp trong mềm, mỏng. Hạt có một nhân hình bầu dục, một đầu có màng mỏng màu nâu nhạt, mặt ngoài nhân vàng hay vàng sẫm, mặt trong màu trắng có bột, giữa rỗng có một tâm nhỏ. Nhân không có mùi, vị ngọt, hơi đắng.
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn.
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Phế.
Thành phần hoá học: Nhân bạch quả chứa 5.3% protein, 1.5% chất béo, 68% tinh bột, 1.57% tro, 6% đường. Vỏ quả chứa ginkgolic axit, bilobol và ginnol.
Công năng: Thu liễm, cố sáp, ích khí, tiêu đàm, sát trùng.
Chủ trị: Bạch quả trị ho, tiêu đàm, chữa khí hư, thận dương hư, đái đục, đái són.
Liều dùng, cách dùng: Ngày 4-9g, dạng thuốc sắc hay hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kị: Người có thực tà không nên dùng bạch quả. Không nên dùng nhiều làm cho khí ủng trệ. Trẻ con mà dùng thì phát kinh phong và sinh bệnh cam. Không nên dùng hạt sống.
Tên khoa học: Ginkgo biloba L. - Ginkgoaceae
Giới thiệu: Bạch quả là một cây to, cao 20-30m, thân phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống. Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm, chia phiến lá thành hai thùy. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi. Quả hạch, kích thước bằng quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu.
Cây Bạch quả có nguồn gốc Ở Trung Quốc và chỉ thấy trồng Ở Trung Quốc, một ít Ở Nhật Bản. Nước ta hiện nay chưa trồng loại cây này.
Thu hoạch, sơ chế: Vào mùa thu, hái quả chín, bỏ hết chất thịt và vỏ ngoài, rửa sạch, hấp hoặc luộc qua, phơi hoặc sấy khô. Bỏ tạp chất và vỏ cứng của hạt, lấy nhân, khi dùng giã nát.
Mô tả dược liệu: Hạt hình trứng, chắc, vỏ cứng, một đầu hơi nhọn, dài từ 1,5 - 2,5 cm, rộng 1 - 2 cm, dầy 1 cm. Vỏ ngoài cứng nhẵn, màu vàng nhạt hay xám nhạt, có 2 đến 3 đường gân chạy dài nổi lên rõ rệt. Vỏ hạt có 3 lớp, lớp ngoài cứng, hai lớp trong mềm, mỏng. Hạt có một nhân hình bầu dục, một đầu có màng mỏng màu nâu nhạt, mặt ngoài nhân vàng hay vàng sẫm, mặt trong màu trắng có bột, giữa rỗng có một tâm nhỏ. Nhân không có mùi, vị ngọt, hơi đắng.
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn.
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Phế.
Thành phần hoá học: Nhân bạch quả chứa 5.3% protein, 1.5% chất béo, 68% tinh bột, 1.57% tro, 6% đường. Vỏ quả chứa ginkgolic axit, bilobol và ginnol.
Công năng: Thu liễm, cố sáp, ích khí, tiêu đàm, sát trùng.
Chủ trị: Bạch quả trị ho, tiêu đàm, chữa khí hư, thận dương hư, đái đục, đái són.
Liều dùng, cách dùng: Ngày 4-9g, dạng thuốc sắc hay hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kị: Người có thực tà không nên dùng bạch quả. Không nên dùng nhiều làm cho khí ủng trệ. Trẻ con mà dùng thì phát kinh phong và sinh bệnh cam. Không nên dùng hạt sống.