Tên khoa học: Paeonia lactiflora Pall. - Ranunculaceae
Giới thiệu: Cây thảo sống lâu năm, cao 50-80cm, lá mọc so le, chụm hai hay chụm ba, kép, với 9-12 phần phân chia, các đoạn không đều, hình trái xoan ngọn giáo, dài 8-12cm, rộng 2-4 cm mép nguyên, phía cuống hơi hồng.
Hoa rất to mọc đơn độc, có mùi hoa Hồng, trên mỗi thân mang hoa có 1-7 hoa, rộng 10-12cm. Đài có 6 phiến, cánh hoa xếp trên một dãy hoặc hai dãy, màu hồng trước khi nở, rồi chuyển dần sang màu trắng tinh; bao phấn màu da cam. Quả gồm 3-5 lá noãn. Có nhiều thứ trồng khác nhau, có hoa có độ lớn, số lượng cánh hoa, màu sắc... khác nhau. Hoa nở vào tháng 5-6.
Cây được trồng nơi núi cao, khí hậu mát, mọc dưới những cây bụi hoặc cây to.
Thu hái, sơ chế: Thu hoạch sau 4 năm, vào khoảng tháng 8-10. Đào lên, cắt bỏ thân rễ và rễ con, rửa sạch, ngâm nước 1-2 giờ, ủ 1-2 ngày đêm hoặc có thể đồ. Sau khi đồ, nắn lại cho thẳng rồi phơi hay sấy khô. Có thể bào hay thái mỏng sau khi đồ rồi sao qua. Có khi tẩm giấm rồi sao qua hay sao cháy cạnh, hoặc tẩm rượu sao qua.
Mô tả dược liệu: Rễ hình trụ tròn, thẳng hoặc hơi uốn cong. Mặt ngoài hơi trắng hoặc hồng nhạt, nhẵn hoặc đôi khi có nếp nhăn dọc và vết tích của rễ nhỏ. Chất rắn chắc, nặng, khó bẻ gẫy. Mặt cắt phẳng màu trắng ngà hoặc hơi phớt hồng.
Tính vị: Vị chua, hơi đắng, tính mát.
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Tỳ, Phế, Can.
Hoạt chất: Trong rễ có paeoniflorin, oxypaeoniflorin, albiflorin, benzoyl-paeoniflorin, oxypaeoniflorinone, paeonolide, paeonol... còn có tinh bột, tanin, calci oxalat, tinh dầu, chất béo, chất nhầy, acid benzoic.
Dược năng: Bình can, dưỡng huyết, liễm âm
.
Liều dùng: Ngày dùng 6 -12g, dạng thuốc sắc.
Chủ trị:
- Dùng dạng sống chữa nhức đầu, chân tay đau nhức, trị tả lỵ, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó, đái đường; giải nhiệt, chữa cảm mạo do chứng lo gây nên.
- Dạng sao tẩm chữa các bệnh về huyết, thông kinh nguyệt. Nếu sao cháy cạnh chữa băng huyết. Nếu sao vàng chữa đau bụng kinh, rong kinh…
Kiêng kỵ: Trúng hàn, đau bụng tiêu chảy, đày bụng thì không nên dùng.
Bảo quản: Dược liệu chưa bào chế thì cần phải sấy Lưu huỳnh, khi đã bào chế rồi thì cần phải để nơi khô ráo, tránh ẩm.
Giới thiệu: Cây thảo sống lâu năm, cao 50-80cm, lá mọc so le, chụm hai hay chụm ba, kép, với 9-12 phần phân chia, các đoạn không đều, hình trái xoan ngọn giáo, dài 8-12cm, rộng 2-4 cm mép nguyên, phía cuống hơi hồng.
Hoa rất to mọc đơn độc, có mùi hoa Hồng, trên mỗi thân mang hoa có 1-7 hoa, rộng 10-12cm. Đài có 6 phiến, cánh hoa xếp trên một dãy hoặc hai dãy, màu hồng trước khi nở, rồi chuyển dần sang màu trắng tinh; bao phấn màu da cam. Quả gồm 3-5 lá noãn. Có nhiều thứ trồng khác nhau, có hoa có độ lớn, số lượng cánh hoa, màu sắc... khác nhau. Hoa nở vào tháng 5-6.
Cây được trồng nơi núi cao, khí hậu mát, mọc dưới những cây bụi hoặc cây to.
Thu hái, sơ chế: Thu hoạch sau 4 năm, vào khoảng tháng 8-10. Đào lên, cắt bỏ thân rễ và rễ con, rửa sạch, ngâm nước 1-2 giờ, ủ 1-2 ngày đêm hoặc có thể đồ. Sau khi đồ, nắn lại cho thẳng rồi phơi hay sấy khô. Có thể bào hay thái mỏng sau khi đồ rồi sao qua. Có khi tẩm giấm rồi sao qua hay sao cháy cạnh, hoặc tẩm rượu sao qua.
Mô tả dược liệu: Rễ hình trụ tròn, thẳng hoặc hơi uốn cong. Mặt ngoài hơi trắng hoặc hồng nhạt, nhẵn hoặc đôi khi có nếp nhăn dọc và vết tích của rễ nhỏ. Chất rắn chắc, nặng, khó bẻ gẫy. Mặt cắt phẳng màu trắng ngà hoặc hơi phớt hồng.
Tính vị: Vị chua, hơi đắng, tính mát.
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Tỳ, Phế, Can.
Hoạt chất: Trong rễ có paeoniflorin, oxypaeoniflorin, albiflorin, benzoyl-paeoniflorin, oxypaeoniflorinone, paeonolide, paeonol... còn có tinh bột, tanin, calci oxalat, tinh dầu, chất béo, chất nhầy, acid benzoic.
Dược năng: Bình can, dưỡng huyết, liễm âm
.
Liều dùng: Ngày dùng 6 -12g, dạng thuốc sắc.
Chủ trị:
- Dùng dạng sống chữa nhức đầu, chân tay đau nhức, trị tả lỵ, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó, đái đường; giải nhiệt, chữa cảm mạo do chứng lo gây nên.
- Dạng sao tẩm chữa các bệnh về huyết, thông kinh nguyệt. Nếu sao cháy cạnh chữa băng huyết. Nếu sao vàng chữa đau bụng kinh, rong kinh…
Kiêng kỵ: Trúng hàn, đau bụng tiêu chảy, đày bụng thì không nên dùng.
Bảo quản: Dược liệu chưa bào chế thì cần phải sấy Lưu huỳnh, khi đã bào chế rồi thì cần phải để nơi khô ráo, tránh ẩm.