Tên khoa học: Areca catechu L. - Arecaceae
Giới thiệu: Cây cau là một cây sống lâu năm, thân mọc thẳng, cao độ 15 – 20m, đường kính 10 – 15cm, thân tròn, không chia cành, không có lá, có nhiều đốt do vết lá cũ rụng, chỉ ở ngọn mới có một chùm lá to, rộng, xẻ lông chim.
Lá có bẹ to. Hoa tự mọc thành buồng, ngoài có mo bao bọc, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Quả hạch, hình trứng, to gần bằng quả trứng gà, lúc đầu xanh, vỏ bóng nhẵn, khi già biến thành màu vàng đỏ. Quả bì có sợi, hạt có nội nhũ xếp cuốn. Hạt hơi hình nón cụt, đầu tròn, giữa đáy hơi lõm, màu nâu nhạt, vị chát.
Cây cau được trồng ở khắp nơi trong nước ta, nhất là vùng Thanh Hóa, Nghệ An.
Thu hái, chế biến: Mùa thu hoạch khoảng tháng 9 – 12 (không kể loại cau tứ thời) lấy quả thật già, róc bỏ vỏ ngoài và vỏ già, lấy nguyên hạt ở trong đem phơi sấy thật khô.
Mô tả: Hạt khô chắc, không mọt, ngoài không nhăn nheo, không vụn nát là tốt.
Tính vị: vị đắng, cay, chát, tính ôn.
Quy kinh: Vào kinh Vị và Đại trường.
Thành phần hoá học: Trong hạt cau có tanin, tỷ lệ trong hạt non độ 70% nhưng khi chín chỉ còn 15 – 20%. Hoạt chất chính là 4 alcaloid (tỉ lệ độ 0,4%) chủ yếu là arecolin C8H13NO2, arecaidin C17H11NO2, guvacin C6H9NO2 guvacolin C17H11NO2 Ngoài ra còn có mỡ béo (14%) các đường (2%), muối vô cơ và một sắc tố đỏ.
Công năng: Hạ khí, hành thuỷ, tiêu hoá, sát trùng (phá tích).
Công dụng: Chữa sán, giúp tiêu hoá, chữa viêm ruột, lỵ, ngực bụng chướng đau, thuỷ thũng, sốt rét, cước khí sưng đau.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 4 - 6g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Để trị sán thường phối hợp với hạt Bí ngô, để trị sốt rét phối hợp với Thường sơn.
Kiêng ky: Người khí hư hạ hãm không tích trệ, trẻ em, phụ nữ có thai không được dùng Binh lang. Kỵ lửa.
Ghi chú: Vỏ quả Cau già là vị thuốc có tên Đại phúc bì làm thuốc lợi tiểu, chữa phù thũng toàn thân, nhất là bụng.
Giới thiệu: Cây cau là một cây sống lâu năm, thân mọc thẳng, cao độ 15 – 20m, đường kính 10 – 15cm, thân tròn, không chia cành, không có lá, có nhiều đốt do vết lá cũ rụng, chỉ ở ngọn mới có một chùm lá to, rộng, xẻ lông chim.
Lá có bẹ to. Hoa tự mọc thành buồng, ngoài có mo bao bọc, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Quả hạch, hình trứng, to gần bằng quả trứng gà, lúc đầu xanh, vỏ bóng nhẵn, khi già biến thành màu vàng đỏ. Quả bì có sợi, hạt có nội nhũ xếp cuốn. Hạt hơi hình nón cụt, đầu tròn, giữa đáy hơi lõm, màu nâu nhạt, vị chát.
Cây cau được trồng ở khắp nơi trong nước ta, nhất là vùng Thanh Hóa, Nghệ An.
Thu hái, chế biến: Mùa thu hoạch khoảng tháng 9 – 12 (không kể loại cau tứ thời) lấy quả thật già, róc bỏ vỏ ngoài và vỏ già, lấy nguyên hạt ở trong đem phơi sấy thật khô.
Mô tả: Hạt khô chắc, không mọt, ngoài không nhăn nheo, không vụn nát là tốt.
Tính vị: vị đắng, cay, chát, tính ôn.
Quy kinh: Vào kinh Vị và Đại trường.
Thành phần hoá học: Trong hạt cau có tanin, tỷ lệ trong hạt non độ 70% nhưng khi chín chỉ còn 15 – 20%. Hoạt chất chính là 4 alcaloid (tỉ lệ độ 0,4%) chủ yếu là arecolin C8H13NO2, arecaidin C17H11NO2, guvacin C6H9NO2 guvacolin C17H11NO2 Ngoài ra còn có mỡ béo (14%) các đường (2%), muối vô cơ và một sắc tố đỏ.
Công năng: Hạ khí, hành thuỷ, tiêu hoá, sát trùng (phá tích).
Công dụng: Chữa sán, giúp tiêu hoá, chữa viêm ruột, lỵ, ngực bụng chướng đau, thuỷ thũng, sốt rét, cước khí sưng đau.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 4 - 6g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Để trị sán thường phối hợp với hạt Bí ngô, để trị sốt rét phối hợp với Thường sơn.
Kiêng ky: Người khí hư hạ hãm không tích trệ, trẻ em, phụ nữ có thai không được dùng Binh lang. Kỵ lửa.
Ghi chú: Vỏ quả Cau già là vị thuốc có tên Đại phúc bì làm thuốc lợi tiểu, chữa phù thũng toàn thân, nhất là bụng.