Tên gọi khác: Con bù cào, ngựa trời, đường lang
Tên khoa học: Mantis religiosa L
Mô tả: Là loại côn trùng cỡ lớn, toàn thân dài màu xanh lục, thường thấy sống trong các lùm cây hay bờ bụi, thích nghi với môi trường ẩm và sáng. Bộ phận được sử dụng làm thuốc là cả con bọ ngựa mà thuốc được Đông y gọi tên đường lang. Còn tổ của con bọ ngựa cũng được thu hoạch dùng làm thuốc và thường lấy tổ vào tháng 10 đến tháng 1 hằng năm.
Cách bào chế: Khi bắt bọ ngựa về vặt bỏ hết đầu, chân, cánh và ruột đem rang vàng cho thơm rồi tán bột, cất sử dụng dần. Còn tổ bọ ngựa sau khi thu về cho vào đồ khoảng 30 phút để trứng bên trong tổ chín. Sau đem nướng vàng hoặc sao giòn, tán bột mịn. Cũng có khi lại được sao với rượu hay sao với giấm hoặc đốt tồn tính.
Tính vị, tác dụng: Đông y cho rằng dược liệu bọ ngựa có vị ngọt, mặn, hơi tanh, tính bình không độc. Có công năng bổ thận ích tinh, giảm đau, chữa ra mồ hôi trộm, đái nhiều về đêm, trị xuất tinh sớm, liệt dương, di tinh, đau lưng, khí hư, trẻ đái dầm, đái són ở người cao tuổi, phụ nữ bế kinh, chữa viêm họng, trĩ, kinh phong, co giật… Dùng uống hoặc đắp ngoài.
Liều dùng, cách dùng: Tùy bệnh chứng mà sử dụng từ 6-8g hay từ 6-12g. Dùng ngoài tổ bọ ngựa đốt tồn tính, tán bột, trộn với dầu để bôi chữa trị mụn nổi có mủ ở trẻ em. Cũng có thể sử dụng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để trị các bệnh chứng. Đặc biệt tổ bọ ngựa trên cây dâu được gọi là tang phiêu tiêu, dùng phối hợp với các vị khác có tác dụng bổ thận tráng dương…
Tên khoa học: Mantis religiosa L
Mô tả: Là loại côn trùng cỡ lớn, toàn thân dài màu xanh lục, thường thấy sống trong các lùm cây hay bờ bụi, thích nghi với môi trường ẩm và sáng. Bộ phận được sử dụng làm thuốc là cả con bọ ngựa mà thuốc được Đông y gọi tên đường lang. Còn tổ của con bọ ngựa cũng được thu hoạch dùng làm thuốc và thường lấy tổ vào tháng 10 đến tháng 1 hằng năm.
Cách bào chế: Khi bắt bọ ngựa về vặt bỏ hết đầu, chân, cánh và ruột đem rang vàng cho thơm rồi tán bột, cất sử dụng dần. Còn tổ bọ ngựa sau khi thu về cho vào đồ khoảng 30 phút để trứng bên trong tổ chín. Sau đem nướng vàng hoặc sao giòn, tán bột mịn. Cũng có khi lại được sao với rượu hay sao với giấm hoặc đốt tồn tính.
Tính vị, tác dụng: Đông y cho rằng dược liệu bọ ngựa có vị ngọt, mặn, hơi tanh, tính bình không độc. Có công năng bổ thận ích tinh, giảm đau, chữa ra mồ hôi trộm, đái nhiều về đêm, trị xuất tinh sớm, liệt dương, di tinh, đau lưng, khí hư, trẻ đái dầm, đái són ở người cao tuổi, phụ nữ bế kinh, chữa viêm họng, trĩ, kinh phong, co giật… Dùng uống hoặc đắp ngoài.
Liều dùng, cách dùng: Tùy bệnh chứng mà sử dụng từ 6-8g hay từ 6-12g. Dùng ngoài tổ bọ ngựa đốt tồn tính, tán bột, trộn với dầu để bôi chữa trị mụn nổi có mủ ở trẻ em. Cũng có thể sử dụng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để trị các bệnh chứng. Đặc biệt tổ bọ ngựa trên cây dâu được gọi là tang phiêu tiêu, dùng phối hợp với các vị khác có tác dụng bổ thận tráng dương…