Tên khoa học: Zingiber officinale Rosc. - Zingiberaceae
Mô tả: Dược liệu dùng là thân rễ (thường gọi là củ) của Cây Gừng đã được phơi khô, gọi là Can khương. Gừng tươi được gọi là Sinh khương; gừng nướng gọi là Ổi khương; vỏ gừng gọi là Bào khương
Giới thiệu: Cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 1m. Thân rễ mọc phình lên thành củ, khi già thì có xơ. Lá không cuống, mọc cách nhau, hình mũi mác, dài tới 20cm, rộng 2cm, bẹ nhẵn, lưỡi bẹ nhỏ dạng màng. Cán hoa dài khoảng 20cm, mọc từ gốc, nhiều vẩy lợp lên, cụm hoa dạng trứng. Lá bắc hình trái xoan, màu lục nhạt, có mép vàng. Có hoa vào mùa hè và mùa thu.
Gừng có khắp nơi trong nước ta, thường được trồng làm thuốc, mứt, xuất khẩu.
Thu hái, sơ chế: Mùa đông đào lấy củ rễ những thân cây già, cắt bỏ lá và rễ con, rửa sạch phơi khô, thái lát mỏng.
Mô tả dược liệu: Can Khương được làm từ loại gừng lâu năm càng tốt. Có dạng ngón tay phẳng dẹt, phân nhánh, có đốt rõ ràng. Vỏ ngoài màu xám trắng hoặc xám vàng. Đỉnh có vết rễ và vết mầm. Chất cứng giòn, mặt cắt có chất xơ. Loại to, già, khô, củ chắc, vỏ sắc màu vàng nhợt ít nhăn, sạch rễ con, thịt trong vàng đậm là tốt. Thứ mốc vụn nát, ruột đen thối là xấu.
Thành phần hóa học: 2-3% tinh dầu chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic.
Tính vị: Vị cay, tính nhiệt.
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Phế, Tỳ, Vị.
Dược năng: Ấm trung tiêu, ấm phổi, hồi dương, trừ hàn, tiêu đàm
Chủ trị: Tỳ vị hư hàn; Ho do phế hàn
Liều dùng, cách dùng: Ngày 2-10g, sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ: Can khương vị đại cay, người âm hư có nhiệt, có thai không nên dùng. Vì cay nên tán khi tẩu huyết, uống lâu tổn hại tới phần âm, thương tổn mắt. Ngoài ra những chứng âm hư nội nhiệt, ho do âm hư, mửa ra máu kèm biểu hư có nhiệt, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, ỉa ra máu, mửa do nhiệt, đau bụng do hỏa nhiệt, đều cấm dùng
Bảo quản: Để nơi khô ráo, kín, tránh ẩm, nóng làm mất tinh dầu thơm.
Mô tả: Dược liệu dùng là thân rễ (thường gọi là củ) của Cây Gừng đã được phơi khô, gọi là Can khương. Gừng tươi được gọi là Sinh khương; gừng nướng gọi là Ổi khương; vỏ gừng gọi là Bào khương
Giới thiệu: Cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 1m. Thân rễ mọc phình lên thành củ, khi già thì có xơ. Lá không cuống, mọc cách nhau, hình mũi mác, dài tới 20cm, rộng 2cm, bẹ nhẵn, lưỡi bẹ nhỏ dạng màng. Cán hoa dài khoảng 20cm, mọc từ gốc, nhiều vẩy lợp lên, cụm hoa dạng trứng. Lá bắc hình trái xoan, màu lục nhạt, có mép vàng. Có hoa vào mùa hè và mùa thu.
Gừng có khắp nơi trong nước ta, thường được trồng làm thuốc, mứt, xuất khẩu.
Thu hái, sơ chế: Mùa đông đào lấy củ rễ những thân cây già, cắt bỏ lá và rễ con, rửa sạch phơi khô, thái lát mỏng.
Mô tả dược liệu: Can Khương được làm từ loại gừng lâu năm càng tốt. Có dạng ngón tay phẳng dẹt, phân nhánh, có đốt rõ ràng. Vỏ ngoài màu xám trắng hoặc xám vàng. Đỉnh có vết rễ và vết mầm. Chất cứng giòn, mặt cắt có chất xơ. Loại to, già, khô, củ chắc, vỏ sắc màu vàng nhợt ít nhăn, sạch rễ con, thịt trong vàng đậm là tốt. Thứ mốc vụn nát, ruột đen thối là xấu.
Thành phần hóa học: 2-3% tinh dầu chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic.
Tính vị: Vị cay, tính nhiệt.
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Phế, Tỳ, Vị.
Dược năng: Ấm trung tiêu, ấm phổi, hồi dương, trừ hàn, tiêu đàm
Chủ trị: Tỳ vị hư hàn; Ho do phế hàn
Liều dùng, cách dùng: Ngày 2-10g, sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ: Can khương vị đại cay, người âm hư có nhiệt, có thai không nên dùng. Vì cay nên tán khi tẩu huyết, uống lâu tổn hại tới phần âm, thương tổn mắt. Ngoài ra những chứng âm hư nội nhiệt, ho do âm hư, mửa ra máu kèm biểu hư có nhiệt, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, ỉa ra máu, mửa do nhiệt, đau bụng do hỏa nhiệt, đều cấm dùng
Bảo quản: Để nơi khô ráo, kín, tránh ẩm, nóng làm mất tinh dầu thơm.