Tên gọi khác: Khủ khởi
Tên khoa học: Lycium chinense Mill. - Solanaceae
Giới thiệu: Cây nhỏ, mọc đứng thành bụi sum sê, cao 0,5 - 1m. Cành cứng. đôi khi có gai ngắn ở kẽ lá. Lá nguyên mọc so le hoặc tụ tập 4 -5 cái, hình mũi mác, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt; cuống lá ngắn. Hoa nhỏ, mọc đơn độc hoặc 2 - 3 cái ở kẽ lá, màu tím nhạt hoặc tím đỏ. Quả mọng, hình trứng, khi chín màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ, hạt nhiều. Ra hoa từ tháng 6-9, có quả từ tháng 7-10. Ngoài ra còn có loài câu kỷ quả tím đen (Lycium ruthenicum Murray) cũng được dùng.
Thu hái, sơ chế: Cây này có trồng ở nước ta. Hái quả hàng năm vào tháng 8-9. Khi quả chín đỏ hái vào sáng sớm hoặc chiều mát, trải mỏng, phơi trong râm mát cho đến khi bắt đầu nhăn mới phơi chỗ nắng nhiều cho đến khi thật khô.
Mô tả dược liệu: Quả khô Câu kỷ tử hình bầu dục dài khoảng 0,5-1cm, đường kính khoảng hơn 0,2cm. Vỏ quả màu tím đỏ hoặc đỏ tươi, mặt ngoài nhăn teo, bên trong có nhiều hạt hình tạng thận màu vàng, có một đầu có vết của cuống quả. Không mùi, vị ngọt hơi chua, sau khi nếm nước bọt có màu vàng hồng.
Tính vị: Vị ngọt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh can, thận và phế
Thành phần hoá học:
Quả chứa betain, 8 - 10% acid amin trong đó chừng một nửa ở dạng tự do, acid ascorbic (vitamin C), caroten, thiamin, riboflavin, acid nicotinic, tinh dầu và các nguyên tố vi lượng như phospho, canxi, sắt.
Vỏ rễ chứa một alcaloid gọi là kukoamin và một dipeptid gọi lyciumamid (N -benzoyl - L - phenylalanyl - L - phenylalaninol acetat).
Công năng: Dưỡng can, minh mục, bổ thận, ích tinh, nhuận phế.
Công dụng: Thuốc bổ, chữa ho lao, đau lưng mỏi gối, di tinh, mắt ra nhiều nước, mắt mờ, tiểu đường.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4 - 10g, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư yếu, đại tiện sống phân hoặc phân lỏng không nên dùng.
Bảo quản: Đựng vào lọ kín để nơi khô ráo, nếu bị thâm đen đem xông diêm sinh hoặc phun rượu, xóc lên sẽ trở lại màu đỏ đẹp.
Tên khoa học: Lycium chinense Mill. - Solanaceae
Giới thiệu: Cây nhỏ, mọc đứng thành bụi sum sê, cao 0,5 - 1m. Cành cứng. đôi khi có gai ngắn ở kẽ lá. Lá nguyên mọc so le hoặc tụ tập 4 -5 cái, hình mũi mác, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt; cuống lá ngắn. Hoa nhỏ, mọc đơn độc hoặc 2 - 3 cái ở kẽ lá, màu tím nhạt hoặc tím đỏ. Quả mọng, hình trứng, khi chín màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ, hạt nhiều. Ra hoa từ tháng 6-9, có quả từ tháng 7-10. Ngoài ra còn có loài câu kỷ quả tím đen (Lycium ruthenicum Murray) cũng được dùng.
Thu hái, sơ chế: Cây này có trồng ở nước ta. Hái quả hàng năm vào tháng 8-9. Khi quả chín đỏ hái vào sáng sớm hoặc chiều mát, trải mỏng, phơi trong râm mát cho đến khi bắt đầu nhăn mới phơi chỗ nắng nhiều cho đến khi thật khô.
Mô tả dược liệu: Quả khô Câu kỷ tử hình bầu dục dài khoảng 0,5-1cm, đường kính khoảng hơn 0,2cm. Vỏ quả màu tím đỏ hoặc đỏ tươi, mặt ngoài nhăn teo, bên trong có nhiều hạt hình tạng thận màu vàng, có một đầu có vết của cuống quả. Không mùi, vị ngọt hơi chua, sau khi nếm nước bọt có màu vàng hồng.
Tính vị: Vị ngọt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh can, thận và phế
Thành phần hoá học:
Quả chứa betain, 8 - 10% acid amin trong đó chừng một nửa ở dạng tự do, acid ascorbic (vitamin C), caroten, thiamin, riboflavin, acid nicotinic, tinh dầu và các nguyên tố vi lượng như phospho, canxi, sắt.
Vỏ rễ chứa một alcaloid gọi là kukoamin và một dipeptid gọi lyciumamid (N -benzoyl - L - phenylalanyl - L - phenylalaninol acetat).
Công năng: Dưỡng can, minh mục, bổ thận, ích tinh, nhuận phế.
Công dụng: Thuốc bổ, chữa ho lao, đau lưng mỏi gối, di tinh, mắt ra nhiều nước, mắt mờ, tiểu đường.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4 - 10g, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư yếu, đại tiện sống phân hoặc phân lỏng không nên dùng.
Bảo quản: Đựng vào lọ kín để nơi khô ráo, nếu bị thâm đen đem xông diêm sinh hoặc phun rượu, xóc lên sẽ trở lại màu đỏ đẹp.