Retail Network Drug Stores

Chè Dây

  • Thanh thử nhiệt, tiêu việm, giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như vị thống, mụn nhọt, nhũ ung, tê thấp; chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng…
     
Tên gọi khác:  thau rả (tiếng Nùng), khau rả (tiếng Tày), hồng huyết long, điền bổ trà, ngưu khiên tỵ, chè hoàng gia, song nho Quảng Đông

Tên khoa học:  Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch. - Vitaceae

Mô tả:  Chè dây là dạng cây leo, thân và cành cứng, có tua cuốn chẻ đôi, mọc đối diện với lá. Lá kép, mọc so le, có 7-13 lá chét, có khi hơn. Mép lá có ít răng cưa, nhẵn, mặt trên khi lá khô có những vết trắng loang lổ như bị nấm mốc, mặt dưới rất nhạt. Cụm hoa hình ngù mọc đối diện với lá, hoa màu trắng. Quả mọng khi chín mầu đen, có 3-4 hạt. Mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 9.

Chè dây mọc hoang, leo lên các cây bụi thấp ở ven đường hoặc ở rừng thưa. Có nhiều ở Lào Cai, Hoà Bình, Hà Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An…
Thu hái, sơ chế: Hái toàn thân, cả lá vào lúc cây chưa có hoa quả, đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao qua. Có thể thu hái quanh năm.

Tính vị: Vị ngọt tính mát

Thành phần hóa học: Chè dây là một loại dược liệu giàu chất Flavonoit và tanin, chứa 2 loại đường là Glucase và Rhamnese. Lá chứa Tanin (10.82 -13.30%), flavonoit toàn phần chiếm 18.15 +/- 0.36% trong đó myricetin chiếm 5.32+/- 0.04%.

Công dụng: Thanh thử nhiệt, tiêu việm, giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như vị thống, mụn nhọt, nhũ ung, tê thấp; chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng…

Nhân dân thường hái toàn thân cả lá vào lúc cây chưa có hoa quả đem về rửa sạch cắt chè uống thay nước. Chè dây uống rất dễ chịu.

Liều lượng, sử dụng: Ngày 10-50g hãm với nước sôi, uống như uống trà, dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác

Products in this Category

You did not use the site, Click here to remain logged. Timeout: 60 second
1