Tên khoa học: Fructus Gardeniae
Giới thiệu: Cây nhỏ, nhẵn, cành mềm, khía rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng 3, hình thuôn trái xoan, màu nâu đen bóng ở trên mặt, nhạt hơn ở mặt dưới, dai, gân mảnh nổi rõ. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, trắng, rất thơm. Quả thuôn bầu dục, có đài còn lại ở đỉnh, có 6-7 cạnh dọc có cánh. Hạt rất nhiều, dẹt. Ra hoa từ tháng 4-11. Quả tháng 5-12.
Cây mọc hoang và được trồng khắp nước, có nơi dùng làm cây cảnh hoặc trồng để nhuộm.
Thu hái, sơ chế: Vào sau tiết Hàn lộ hàng năm, lúc này vỏ quả ngả dần thành màu vàng lá có thể hái được. Hái quả sớm hay quá muộn đều có thể ảnh hưởng tới phẩm chất.
Mô tả dược liệu: Quả Chi tử khô hình trứng hoặc bầu dục. Vỏ ngoài màu vàng đỏ hoặc nâu hơi bóng mượt, có nhiều gân nhỏ. Chất cứng mỏng. Trong có hai buồng gồm nhiều hạt hình tròn trứng, dẹt, phẳng, vỏ hạt màu đỏ vàng, ngoài có vật chặt dính đã khô, giữa chúng liên kết thành khối hơi có mùi thơm đặc biệt.
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh tâm, can, phế, vị, tam tiêu
Công năng: Thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết
Công dụng: Chữa sốt phiền khát, hoàng đản, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiện ra máu, hoả bốc nhức đầu, đỏ mắt, ù tai, tiểu tiện ít và khó, chữa đắp vết sưng đau. Nhuộm thực phẩm.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 5 - 10g, dạng thuốc sắc dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng sống có tác dụng thanh nhiệt (dùng chữa sốt), sao vàng có tác dụng tả hỏa (nóng nảy trong người), sao đen có tác dụng cầm máu.
Kiêng kỵ: Không dùng đối với chứng tiêu lỏng hư hàn.
Giới thiệu: Cây nhỏ, nhẵn, cành mềm, khía rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng 3, hình thuôn trái xoan, màu nâu đen bóng ở trên mặt, nhạt hơn ở mặt dưới, dai, gân mảnh nổi rõ. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, trắng, rất thơm. Quả thuôn bầu dục, có đài còn lại ở đỉnh, có 6-7 cạnh dọc có cánh. Hạt rất nhiều, dẹt. Ra hoa từ tháng 4-11. Quả tháng 5-12.
Cây mọc hoang và được trồng khắp nước, có nơi dùng làm cây cảnh hoặc trồng để nhuộm.
Thu hái, sơ chế: Vào sau tiết Hàn lộ hàng năm, lúc này vỏ quả ngả dần thành màu vàng lá có thể hái được. Hái quả sớm hay quá muộn đều có thể ảnh hưởng tới phẩm chất.
Mô tả dược liệu: Quả Chi tử khô hình trứng hoặc bầu dục. Vỏ ngoài màu vàng đỏ hoặc nâu hơi bóng mượt, có nhiều gân nhỏ. Chất cứng mỏng. Trong có hai buồng gồm nhiều hạt hình tròn trứng, dẹt, phẳng, vỏ hạt màu đỏ vàng, ngoài có vật chặt dính đã khô, giữa chúng liên kết thành khối hơi có mùi thơm đặc biệt.
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh tâm, can, phế, vị, tam tiêu
Công năng: Thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết
Công dụng: Chữa sốt phiền khát, hoàng đản, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiện ra máu, hoả bốc nhức đầu, đỏ mắt, ù tai, tiểu tiện ít và khó, chữa đắp vết sưng đau. Nhuộm thực phẩm.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 5 - 10g, dạng thuốc sắc dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng sống có tác dụng thanh nhiệt (dùng chữa sốt), sao vàng có tác dụng tả hỏa (nóng nảy trong người), sao đen có tác dụng cầm máu.
Kiêng kỵ: Không dùng đối với chứng tiêu lỏng hư hàn.