Tên gọi khác: cây dằng xay, quýnh ma, kim hoa thảo, ma bản thảo
Tên khoa học: Abutilon indicum (L.) Sweet Malvaceae
Giới thiệu: Cây sống dai, mọc thành bụi. Cây gỗ nhỏ, có nhiều lông mịn. Lá đơn, mọc cách, dài 8-9 cm, rộng 8-11 cm. Phiến lá hình tim, mép lá răng cưa không đều, màu xanh đậm ở mặt trên và nhạt hơn ở mặt dưới, có lông mịn ở cả hai mặt. Cuống lá hình trụ, dài 8-9 cm, màu xanh ở mặt lưng và màu tím ở mặt bụng.
Hoa đơn độc ở nách lá gần ngọn, đều, lưỡng tính. Cuống hoa hình trụ dài 5-7 cm, màu xanh, có lông mịn, có đốt gần ngọn. Đế hoa màu xanh, lồi hình chén, dài 1,5-2 mm, mặt ngoài có lông mịn. Quả bế màu xanh khi non, già có màu đen, gồm nhiều quả hình thận có một gai nhọn ở đỉnh, dài 8-10 mm. Hạt màu đen, dài 3-4 mm. Mùa hoa: tháng 2-3, mùa quả: tháng 4-6
Ở Việt Nam, Cối xay mọc hoang khắp các tỉnh, đồng bằng, trung du, đồi núi thấp. Cây ưa ẩm, ưa sáng, hơi chịu bóng.
Thu hái, sơ chế: Thu hái vào mùa hạ, thu. Thu hái toàn cây trên mặt đất, gồm đoạn thân, cành, lá, quả. Dùng tươi hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học: Lá chứa nhiều chất nhầy và asparagin. Cây chứa tinh dầu với các thành phần là b-pinen, caryophyllen oxyd, cineol, geraniol, geranyl acetat, alemen, eudesmol, farnesol, borneol. Hạt chứa raffinose 1,6% và dầu nửa khô 4,21% gồm chủ yếu là glycerid của các acid linoleic, oleic, palmitic, stearic. Rễ chứa dầu béo, b- sitosterol, b-amyrin và một alcaloid chưa xác định.
Công dụng: Hợp chất gossypin có tác dụng kháng viêm mạnh. Hạt có tác dụng nhuận tràng, tiêu viêm. Chữa cảm sốt, đau đầu, bí tiểu tiện, phù thũng sau khi đẻ, kiết lỵ, mắt có màng mộng, tai điếc. Lá giã đắp ngoài chữa mụn nhọt, kết hợp với nhân trần chữa chứng vàng da hậu sản.
Cách dùng, liều lượng: Lá ngày dùng 8 - 20g, hạt 2 - 4g, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ: Người có thận hư hàn, tiểu tiện nhiều và trong, ỉa chảy không nên dùng. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận.
Tên khoa học: Abutilon indicum (L.) Sweet Malvaceae
Giới thiệu: Cây sống dai, mọc thành bụi. Cây gỗ nhỏ, có nhiều lông mịn. Lá đơn, mọc cách, dài 8-9 cm, rộng 8-11 cm. Phiến lá hình tim, mép lá răng cưa không đều, màu xanh đậm ở mặt trên và nhạt hơn ở mặt dưới, có lông mịn ở cả hai mặt. Cuống lá hình trụ, dài 8-9 cm, màu xanh ở mặt lưng và màu tím ở mặt bụng.
Hoa đơn độc ở nách lá gần ngọn, đều, lưỡng tính. Cuống hoa hình trụ dài 5-7 cm, màu xanh, có lông mịn, có đốt gần ngọn. Đế hoa màu xanh, lồi hình chén, dài 1,5-2 mm, mặt ngoài có lông mịn. Quả bế màu xanh khi non, già có màu đen, gồm nhiều quả hình thận có một gai nhọn ở đỉnh, dài 8-10 mm. Hạt màu đen, dài 3-4 mm. Mùa hoa: tháng 2-3, mùa quả: tháng 4-6
Ở Việt Nam, Cối xay mọc hoang khắp các tỉnh, đồng bằng, trung du, đồi núi thấp. Cây ưa ẩm, ưa sáng, hơi chịu bóng.
Thu hái, sơ chế: Thu hái vào mùa hạ, thu. Thu hái toàn cây trên mặt đất, gồm đoạn thân, cành, lá, quả. Dùng tươi hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học: Lá chứa nhiều chất nhầy và asparagin. Cây chứa tinh dầu với các thành phần là b-pinen, caryophyllen oxyd, cineol, geraniol, geranyl acetat, alemen, eudesmol, farnesol, borneol. Hạt chứa raffinose 1,6% và dầu nửa khô 4,21% gồm chủ yếu là glycerid của các acid linoleic, oleic, palmitic, stearic. Rễ chứa dầu béo, b- sitosterol, b-amyrin và một alcaloid chưa xác định.
Công dụng: Hợp chất gossypin có tác dụng kháng viêm mạnh. Hạt có tác dụng nhuận tràng, tiêu viêm. Chữa cảm sốt, đau đầu, bí tiểu tiện, phù thũng sau khi đẻ, kiết lỵ, mắt có màng mộng, tai điếc. Lá giã đắp ngoài chữa mụn nhọt, kết hợp với nhân trần chữa chứng vàng da hậu sản.
Cách dùng, liều lượng: Lá ngày dùng 8 - 20g, hạt 2 - 4g, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ: Người có thận hư hàn, tiểu tiện nhiều và trong, ỉa chảy không nên dùng. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận.