Tên khoa học: Rheum palmatum L. - Polygonaceae
Giới thiệu: Cây thảo sống lâu năm. Rễ và thân rễ to. Thân cao tới 2m, giữa rỗng, mặt ngoài nhẵn. Lá ở dưới to, dài tới 35cm, có cuống dài; phiến lá hình tim nhưng xẻ thành 3-7 thuỳ, có mép nguyên hoặc hơi có răng cưa. Lá ở phía trên thân nhỏ hơn. Cụm hoa chùm dài màu tím. Quả bế có 3 cạnh.
Đại hoàng là cây nhập nội, cần được trồng ở miền núi cao như Sa Pa mới thu hoạch được. Cây ưa khí hậu ẩm mát ở những vùng cao trên 1km (so với mặt nước biển). Trồng bằng cách gieo hạt.
Thu hái, sơ chế: Sau 3 năm thì thu hoạch được vào tháng 9-10. Đào cả cây, cắt bỏ thân chồi, rễ con. Lấy củ cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để nguyên củ hay bổ đôi ra phơi cho mau khô. Đặc biệt không nên dùng dao sắc thiết để cạo vỏ ngoài vì làm như thế sẽ biến củ đại hoàng thành màu đen.
Mô tả dược liệu: Thân rễ (còn gọi là củ) lớn, dài 5-17cm có khi lớn hơn nữa, rộng 4-10cm, dày 2-4cm hoặc khoanh tròn, trên mặt có bụi màu vàng đẹp, chất chắc, cứng, mùi thơm gắt, cắt ra trơn nhánh, cắn dính vào răng là tốt. Loại dầu nhiều, bóng là tốt.
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh Tỳ, Vị, Đại trường, Tâm bào, Can
Thành phần hóa học: Physcion-8-O-Glucoside, Aloe-Emodin-8-O-Glucoside, Chrysophanol-8-O-Glucoside, Emodin-1-O-Glucoside, Emodin-8-O-Glucoside, Chrysophanol-1-O-Glucoside, Rhein-8-O-Glucoside.
Công năng: Nhuận tràng; hạ hỏa và giải độc; hoạt huyết.
Công dụng: Liều nhỏ có tác dụng kích thích tiêu hoá. Liều cao tẩy nhẹ trong trường hợp táo bón. Làm thuốc bổ đắng cho người mới ốm dậy, người già thiếu máu, biếng ăn.
Cách dùng, liều lượng: Thuốc bổ 0,15-0,3g; thuốc nhuận 0,2-0,4g; tẩy 1,0-4,0g. Dạng dùng: thuốc sắc, cao, cồn, siro.
Chú ý: Không nên sắc lâu.
Kiêng kỵ: Phụ nữ thời kỳ có thai hoặc sinh đẻ không dùng. Cơ thể suy nhược, dùng rất cẩn thận. Bón người già, bón do huyết ứ cấm dùng.
Bảo quản: Dễ bị biến màu và sâu mọt, nên phơi khô và đậy kỹ. Thỉnh thoảng đem phơi khô vào mùa hè.
Giới thiệu: Cây thảo sống lâu năm. Rễ và thân rễ to. Thân cao tới 2m, giữa rỗng, mặt ngoài nhẵn. Lá ở dưới to, dài tới 35cm, có cuống dài; phiến lá hình tim nhưng xẻ thành 3-7 thuỳ, có mép nguyên hoặc hơi có răng cưa. Lá ở phía trên thân nhỏ hơn. Cụm hoa chùm dài màu tím. Quả bế có 3 cạnh.
Đại hoàng là cây nhập nội, cần được trồng ở miền núi cao như Sa Pa mới thu hoạch được. Cây ưa khí hậu ẩm mát ở những vùng cao trên 1km (so với mặt nước biển). Trồng bằng cách gieo hạt.
Thu hái, sơ chế: Sau 3 năm thì thu hoạch được vào tháng 9-10. Đào cả cây, cắt bỏ thân chồi, rễ con. Lấy củ cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để nguyên củ hay bổ đôi ra phơi cho mau khô. Đặc biệt không nên dùng dao sắc thiết để cạo vỏ ngoài vì làm như thế sẽ biến củ đại hoàng thành màu đen.
Mô tả dược liệu: Thân rễ (còn gọi là củ) lớn, dài 5-17cm có khi lớn hơn nữa, rộng 4-10cm, dày 2-4cm hoặc khoanh tròn, trên mặt có bụi màu vàng đẹp, chất chắc, cứng, mùi thơm gắt, cắt ra trơn nhánh, cắn dính vào răng là tốt. Loại dầu nhiều, bóng là tốt.
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh Tỳ, Vị, Đại trường, Tâm bào, Can
Thành phần hóa học: Physcion-8-O-Glucoside, Aloe-Emodin-8-O-Glucoside, Chrysophanol-8-O-Glucoside, Emodin-1-O-Glucoside, Emodin-8-O-Glucoside, Chrysophanol-1-O-Glucoside, Rhein-8-O-Glucoside.
Công năng: Nhuận tràng; hạ hỏa và giải độc; hoạt huyết.
Công dụng: Liều nhỏ có tác dụng kích thích tiêu hoá. Liều cao tẩy nhẹ trong trường hợp táo bón. Làm thuốc bổ đắng cho người mới ốm dậy, người già thiếu máu, biếng ăn.
Cách dùng, liều lượng: Thuốc bổ 0,15-0,3g; thuốc nhuận 0,2-0,4g; tẩy 1,0-4,0g. Dạng dùng: thuốc sắc, cao, cồn, siro.
Chú ý: Không nên sắc lâu.
Kiêng kỵ: Phụ nữ thời kỳ có thai hoặc sinh đẻ không dùng. Cơ thể suy nhược, dùng rất cẩn thận. Bón người già, bón do huyết ứ cấm dùng.
Bảo quản: Dễ bị biến màu và sâu mọt, nên phơi khô và đậy kỹ. Thỉnh thoảng đem phơi khô vào mùa hè.