Tên khoa học: Angelica pubescens Maxim. - Apiaceae
Giới thiệu: Cây sống nhiều năm, cao 60-100m, toàn thân màu tía, không có lông, có rãnh dọc. Lá kép 2-3 lần lông chim; lá chét nguyên hoặc chia thuỳ, mép có răng cưa tù; cuống lá nhỏ phình thành bẹ ở gốc, trên gân lá có lông ngắn và thưa. Cụm hoa hình tán kép, gồm 10-25 cuống tán nhỏ; mỗi tán nhỏ có 15-30 hoa. Hoa màu trắng. Quả bế đôi, hình thoi dẹt, trên lưng có ống đầu. Hoa tháng 7-9, quả tháng 9-10.
Cây thích hợp ở vùng khí hậu mát, nước ta có trồng cây này.
Thu hái, sơ chế: Về mùa thu khi lá đã khô, hoặc đầu mùa xuân khi cây bắt đầu ra lá non thì đào lấy rễ, phơi trong râm cho khô hoặc sấy khô. Rễ lúc tươi màu trắng, mùi thơm hắc; khi phơi khô ngoài vỏ biến màu xám, trong ruột màu vàng, chất nhẹ xốp, vị cay.
Mô tả dược liệu: Rễ cái hơi hình trụ, trên to, dưới nhỏ, đầu dưới phân 2-3 nhánh hoặc hơn, dài 10-30 cm. Đầu rễ phình ra, hình nón ngược với nhiều vân ngang. Đường kính 1,5-3 cm, đỉnh trên còn sót lại ít gốc thân, mặt ngoài nâu xám hay nâu thẫm, có vân nhăn dọc, với các lỗ vỏ, hơi lồi ngang và những vết sẹo rễ con hơi nổi lên. Chất tương đối rắn chắc, khi ẩm thì mềm. Mặt bẻ gãy có vỏ màu xám trắng, với nhiều khoang dầu màu nâu rải rác, gỗ từ màu vàng xám đến vàng nâu, tầng phát sinh màu nâu. Mùi thơm ngát đặc biệt, vị đắng và hăng, nếm hơi tê lưỡi.
Tính vị: Vị cay, đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, thận, bàng quang
Tác dụng:
+ Trừ phong thấp, chỉ thống, giải biểu (Trung Dược Học).
+ Khứ phong, thắng thấp,tán hàn, chỉ thống (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Khư phong, thắng thấp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị:
+ Trị phong hàn, thấp tê, tay chân co mỏi tê thấp, lưng gối nặng và đau nhức. Công năng giống như Khương hoạt song tác dụng lại thiên về đi xuống, thiên về lý.
+ Trị ngoại cảm phong hàn mà có thấp tà tương đối thịnh, sợ lạnh, phát nhiệt, nhức đầu, nặng mình, rêu lưỡi trắng dầy
Liều dùng: 4-12g. Cùng sắc uống với các vị thuốc khác, hoặc ngâm rượu, hoặc nghiền bột trộn làm viên hoặc tán bột để uống.
Bảo quản: Bỏ vào lu, dưới có vôi để phòng mất màu và sâu mọt.
Giới thiệu: Cây sống nhiều năm, cao 60-100m, toàn thân màu tía, không có lông, có rãnh dọc. Lá kép 2-3 lần lông chim; lá chét nguyên hoặc chia thuỳ, mép có răng cưa tù; cuống lá nhỏ phình thành bẹ ở gốc, trên gân lá có lông ngắn và thưa. Cụm hoa hình tán kép, gồm 10-25 cuống tán nhỏ; mỗi tán nhỏ có 15-30 hoa. Hoa màu trắng. Quả bế đôi, hình thoi dẹt, trên lưng có ống đầu. Hoa tháng 7-9, quả tháng 9-10.
Cây thích hợp ở vùng khí hậu mát, nước ta có trồng cây này.
Thu hái, sơ chế: Về mùa thu khi lá đã khô, hoặc đầu mùa xuân khi cây bắt đầu ra lá non thì đào lấy rễ, phơi trong râm cho khô hoặc sấy khô. Rễ lúc tươi màu trắng, mùi thơm hắc; khi phơi khô ngoài vỏ biến màu xám, trong ruột màu vàng, chất nhẹ xốp, vị cay.
Mô tả dược liệu: Rễ cái hơi hình trụ, trên to, dưới nhỏ, đầu dưới phân 2-3 nhánh hoặc hơn, dài 10-30 cm. Đầu rễ phình ra, hình nón ngược với nhiều vân ngang. Đường kính 1,5-3 cm, đỉnh trên còn sót lại ít gốc thân, mặt ngoài nâu xám hay nâu thẫm, có vân nhăn dọc, với các lỗ vỏ, hơi lồi ngang và những vết sẹo rễ con hơi nổi lên. Chất tương đối rắn chắc, khi ẩm thì mềm. Mặt bẻ gãy có vỏ màu xám trắng, với nhiều khoang dầu màu nâu rải rác, gỗ từ màu vàng xám đến vàng nâu, tầng phát sinh màu nâu. Mùi thơm ngát đặc biệt, vị đắng và hăng, nếm hơi tê lưỡi.
Tính vị: Vị cay, đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, thận, bàng quang
Tác dụng:
+ Trừ phong thấp, chỉ thống, giải biểu (Trung Dược Học).
+ Khứ phong, thắng thấp,tán hàn, chỉ thống (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Khư phong, thắng thấp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị:
+ Trị phong hàn, thấp tê, tay chân co mỏi tê thấp, lưng gối nặng và đau nhức. Công năng giống như Khương hoạt song tác dụng lại thiên về đi xuống, thiên về lý.
+ Trị ngoại cảm phong hàn mà có thấp tà tương đối thịnh, sợ lạnh, phát nhiệt, nhức đầu, nặng mình, rêu lưỡi trắng dầy
Liều dùng: 4-12g. Cùng sắc uống với các vị thuốc khác, hoặc ngâm rượu, hoặc nghiền bột trộn làm viên hoặc tán bột để uống.
Bảo quản: Bỏ vào lu, dưới có vôi để phòng mất màu và sâu mọt.