Tên gọi khác: Sơn dược, Khoai mài, Củ mài, Chính hoài
Tên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burkill - Dioscoreaceae
Giới thiệu: Cây củ mài thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng.
Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, màu vàng. Củ mài mọc khắp nơi tại các vùng rừng núi nước ta nhiều nhất ở các tỉnh Hà bắc, Hoàng liên sơn, Thanh hóa, Nghệ tĩnh và Quảng ninh. Hiện nay ta cũng đã trồng củ mài để chế thuốc.
Thu hái, sơ chế: Đào củ vào mùa hè - thu khi cây đã lụi, rửa sạch, gọt vỏ, cho vào lò xông lưu huỳnh 2 ngày đêm, sau đó phơi sấy cho đến khô.
Tính vị: Vị ngọt tính bình
Quy kinh: Vào kinh tỳ, phế, thận
Thành phần hóa học: Tinh bột 16%, choline, dopamine, batasine, abscisin, mannan, phytic acid
Dược năng: Ích khí, bổ tỳ âm, vị âm, phế âm, thận âm, sinh tân chỉ khát, bình suyễn, sáp tinh.
Chủ trị:
+ Dùng sống: trị bạch đái, thận kém, tiêu chảy do thấp hàn.
+ Dùng chín: chữa tỳ vị hư yếu. Trị lở, ung nhọt, thổ huyết.
Liều Dùng: 9 - 30g dạng thuốc sắc hay thuốc bột, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Tên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burkill - Dioscoreaceae
Giới thiệu: Cây củ mài thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng.
Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, màu vàng. Củ mài mọc khắp nơi tại các vùng rừng núi nước ta nhiều nhất ở các tỉnh Hà bắc, Hoàng liên sơn, Thanh hóa, Nghệ tĩnh và Quảng ninh. Hiện nay ta cũng đã trồng củ mài để chế thuốc.
Thu hái, sơ chế: Đào củ vào mùa hè - thu khi cây đã lụi, rửa sạch, gọt vỏ, cho vào lò xông lưu huỳnh 2 ngày đêm, sau đó phơi sấy cho đến khô.
Tính vị: Vị ngọt tính bình
Quy kinh: Vào kinh tỳ, phế, thận
Thành phần hóa học: Tinh bột 16%, choline, dopamine, batasine, abscisin, mannan, phytic acid
Dược năng: Ích khí, bổ tỳ âm, vị âm, phế âm, thận âm, sinh tân chỉ khát, bình suyễn, sáp tinh.
Chủ trị:
+ Dùng sống: trị bạch đái, thận kém, tiêu chảy do thấp hàn.
+ Dùng chín: chữa tỳ vị hư yếu. Trị lở, ung nhọt, thổ huyết.
Liều Dùng: 9 - 30g dạng thuốc sắc hay thuốc bột, thường phối hợp với các vị thuốc khác.