Tên khoa học: Radix Scutellariae
Giới thiệu: Cây thảo sống lâu năm, mọc đứng, cao 30-50cm, thân vuông, phân nhánh nhiều. Rễ phình to thành hình chuỳ, mặt ngoài màu vàng sẫm, phần chất gỗ nham nhở, màu vàng nhạt, lõi ruột màu nâu vàng.
Lá mọc đối, hình mác hẹp, đầu nhọn, mép nguyên, hầu như không cuống, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt, cả hai mặt đều có điểm tuyến đen. Hoa mọc sít nhau thành chùm dày ở đầu cành, màu lam tím; tràng hình ống dài chia hai môi, 4 nhị (2 dài, 2 ngắn), bầu có 4 ngăn. Quả màu nâu sẫm, trong có hạt tròn màu đen. Hoa tháng 7-8, quả tháng 8-9.
Thu hái, chế biến: Thu hái rễ vào mùa xuân hay mùa thu, đem về cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, phơi đến hơi khô thì cho vào giỏ tre xóc cho rụng vỏ già bên ngoài, hoặc cạo bỏ vỏ ngoài, phơi hoặc sấy tiếp đến khô. Khi dùng tẩm rượu hai lần, sao qua.
Mô tả dược liệu: Rễ hình chùy, vặn xoắn, dài 8 – 25 cm, đường kính 1 – 3 cm. Mặt ngoài nâu vàng hay vàng thẫm, rải rác có các vết của rễ con hơi lồi, phần trên hơi ráp, có các vết khía dọc vặn vẹo hoặc vân dạng mạng; phần dưới có các vết khía dọc và có các vết nhăn nhỏ. Rễ già gọi là Khô cầm, mặt ngoài vàng, trong rỗng hoặc chứa các vụn mục màu nâu đen hoặc nâu tối.
Rễ con gọi là Điều cầm, chất cứng chắc, mịn, ngoài vàng, trong màu xanh vàng, giòn, dễ bẻ. Hoàng cầm không mùi. Vị hơi đắng. Rễ to, dài, rắn chắc màu vàng đã nạo sạch vỏ là tốt. Rễ ngắn, chất xốp màu thẫm, thô, nhỏ là loại xấu.
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh phế, vị, đởm, đại trường
Thành phần hoá học: Trong rễ có tinh dầu, các dẫn xuất flavon: scutelarin (haywoogonin), baicalin, baicalein, wogonoside, wogonin, skullcapflavone I, II, oroxylin A; còn có tanin và chất nhựa.
Công năng: Thanh nhiệt táo thấp, tả hoả giải độc, an thai.
Công dụng: Phế nhiệt ho đờm đặc, đau sưng họng, nôn ra máu, máu cam, viêm gan mật, kiết ly, tiêu chảy, mụn nhọt, lở ngứa, động thai chảy máu.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 4 - 16g, dạng thuốc sắc, cồn hoặc bột.
Giới thiệu: Cây thảo sống lâu năm, mọc đứng, cao 30-50cm, thân vuông, phân nhánh nhiều. Rễ phình to thành hình chuỳ, mặt ngoài màu vàng sẫm, phần chất gỗ nham nhở, màu vàng nhạt, lõi ruột màu nâu vàng.
Lá mọc đối, hình mác hẹp, đầu nhọn, mép nguyên, hầu như không cuống, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt, cả hai mặt đều có điểm tuyến đen. Hoa mọc sít nhau thành chùm dày ở đầu cành, màu lam tím; tràng hình ống dài chia hai môi, 4 nhị (2 dài, 2 ngắn), bầu có 4 ngăn. Quả màu nâu sẫm, trong có hạt tròn màu đen. Hoa tháng 7-8, quả tháng 8-9.
Thu hái, chế biến: Thu hái rễ vào mùa xuân hay mùa thu, đem về cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, phơi đến hơi khô thì cho vào giỏ tre xóc cho rụng vỏ già bên ngoài, hoặc cạo bỏ vỏ ngoài, phơi hoặc sấy tiếp đến khô. Khi dùng tẩm rượu hai lần, sao qua.
Mô tả dược liệu: Rễ hình chùy, vặn xoắn, dài 8 – 25 cm, đường kính 1 – 3 cm. Mặt ngoài nâu vàng hay vàng thẫm, rải rác có các vết của rễ con hơi lồi, phần trên hơi ráp, có các vết khía dọc vặn vẹo hoặc vân dạng mạng; phần dưới có các vết khía dọc và có các vết nhăn nhỏ. Rễ già gọi là Khô cầm, mặt ngoài vàng, trong rỗng hoặc chứa các vụn mục màu nâu đen hoặc nâu tối.
Rễ con gọi là Điều cầm, chất cứng chắc, mịn, ngoài vàng, trong màu xanh vàng, giòn, dễ bẻ. Hoàng cầm không mùi. Vị hơi đắng. Rễ to, dài, rắn chắc màu vàng đã nạo sạch vỏ là tốt. Rễ ngắn, chất xốp màu thẫm, thô, nhỏ là loại xấu.
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh phế, vị, đởm, đại trường
Thành phần hoá học: Trong rễ có tinh dầu, các dẫn xuất flavon: scutelarin (haywoogonin), baicalin, baicalein, wogonoside, wogonin, skullcapflavone I, II, oroxylin A; còn có tanin và chất nhựa.
Công năng: Thanh nhiệt táo thấp, tả hoả giải độc, an thai.
Công dụng: Phế nhiệt ho đờm đặc, đau sưng họng, nôn ra máu, máu cam, viêm gan mật, kiết ly, tiêu chảy, mụn nhọt, lở ngứa, động thai chảy máu.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 4 - 16g, dạng thuốc sắc, cồn hoặc bột.