Tên khoa học: Radix Scrophulariae
Giới thiệu: Cây thảo sống nhiều năm, cao 1,5-2m. Rễ củ hình trụ dài 5-15cm, đường kính 0,6-3cm, vỏ ngoài màu vàng xám. Thân vuông màu lục, có rãnh dọc. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác, dài 10-17cm, mép có răng cưa nhỏ, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt, có ít lông nhỏ rải rác. Cụm hoa là những xim tán họp thành chuỳ to, thưa hoa ở nách lá và ngọn cành, hoa màu vàng nâu hoặc tím đỏ. Quả nang hình trứng, dài 8-9mm mang đài tồn tại, chứa nhiều hạt nhỏ màu đen. Mùa hoa tháng 6-10.
Mô tả dược liệu: Thân rễ củ nguyên, phần trên hơi phình to, phần dưới thuôn nhỏ dần, một số rễ hơi cong, dài 3 - 15 cm, đường kính 0,5 - 1,5 cm. Mặt ngoài màu nâu đen, có nếp nhăn và rãnh lộn xộn, nhiều lỗ bì nằm ngang và nhiều vết tích của rễ con hay đoạn rễ nhỏ còn lại. Mặt cắt ngang màu đen, phía ngoài cùng có lớp bần mỏng, phía trong có nhiều vân toả ra (bó libe - gỗ). Mùi đặc biệt giống mùi đường cháy, vị hơi ngọt và hơi đắng.
Tính vị: Vị mặn, ngọt, đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh thận, phế, vị
Thành phần hóa học: Thân rễ chứa harpagid, chất này không bến vững, dễ bị chuyển hoá thành dẫn xuất màu đen. Còn có scrophularin, asparagin, phytosterol, tinh dầu, acid béo, chất đường.
Công năng: Tư âm, giáng hoả, sinh tân dịch, chống khô khát, lương huyết, giải độc, nhuận táo, hoạt trường.
Chủ trị:
- Trị các chứng nhiệt, chảy máu cam, thổ huyết, tiêu tiểu ra máu, sốt, miệng khô, lưỡi tím đỏ do huyết nhiệt
- Trị viêm họng do ngoại cảm phong nhiệt dùng Huyền sâm, Ngưu bàng tử, Cát cánh và Bạc hà.
- Viêm họng do nội nhiệt thịnh dùng Huyền sâm, Mạch đông, Cát cánh và Cam thảo.
- Tràng nhạc, bướu cổ và hạch dưới da dùng Huyền sâm, Xuyên bối mẫu và Mẫu lệ.
- Khát, sốt, mất ngủ, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi ít dùng Huyền sâm, Sinh địa và Mạch đông.
- Sốt cao, mê sảng và phát ban dùng Huyền sâm hợp với Tri mẫu, Thạch cao và Sừng tê giác.
- Táo bón do khô háo trong ruột dùng Huyền sâm phối hợp với Sinh địa hoàng và Mạch đông.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10 -12g, dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, tiêu hóa rối loạn không dùng. Không dùng chung với Lê lô.
Bảo quản: Dễ mốc trắng, để nơi khô ráo, đậy kín, dưới có lót vôi sống. Hay đem phơi nắng.
Giới thiệu: Cây thảo sống nhiều năm, cao 1,5-2m. Rễ củ hình trụ dài 5-15cm, đường kính 0,6-3cm, vỏ ngoài màu vàng xám. Thân vuông màu lục, có rãnh dọc. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác, dài 10-17cm, mép có răng cưa nhỏ, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt, có ít lông nhỏ rải rác. Cụm hoa là những xim tán họp thành chuỳ to, thưa hoa ở nách lá và ngọn cành, hoa màu vàng nâu hoặc tím đỏ. Quả nang hình trứng, dài 8-9mm mang đài tồn tại, chứa nhiều hạt nhỏ màu đen. Mùa hoa tháng 6-10.
Mô tả dược liệu: Thân rễ củ nguyên, phần trên hơi phình to, phần dưới thuôn nhỏ dần, một số rễ hơi cong, dài 3 - 15 cm, đường kính 0,5 - 1,5 cm. Mặt ngoài màu nâu đen, có nếp nhăn và rãnh lộn xộn, nhiều lỗ bì nằm ngang và nhiều vết tích của rễ con hay đoạn rễ nhỏ còn lại. Mặt cắt ngang màu đen, phía ngoài cùng có lớp bần mỏng, phía trong có nhiều vân toả ra (bó libe - gỗ). Mùi đặc biệt giống mùi đường cháy, vị hơi ngọt và hơi đắng.
Tính vị: Vị mặn, ngọt, đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh thận, phế, vị
Thành phần hóa học: Thân rễ chứa harpagid, chất này không bến vững, dễ bị chuyển hoá thành dẫn xuất màu đen. Còn có scrophularin, asparagin, phytosterol, tinh dầu, acid béo, chất đường.
Công năng: Tư âm, giáng hoả, sinh tân dịch, chống khô khát, lương huyết, giải độc, nhuận táo, hoạt trường.
Chủ trị:
- Trị các chứng nhiệt, chảy máu cam, thổ huyết, tiêu tiểu ra máu, sốt, miệng khô, lưỡi tím đỏ do huyết nhiệt
- Trị viêm họng do ngoại cảm phong nhiệt dùng Huyền sâm, Ngưu bàng tử, Cát cánh và Bạc hà.
- Viêm họng do nội nhiệt thịnh dùng Huyền sâm, Mạch đông, Cát cánh và Cam thảo.
- Tràng nhạc, bướu cổ và hạch dưới da dùng Huyền sâm, Xuyên bối mẫu và Mẫu lệ.
- Khát, sốt, mất ngủ, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi ít dùng Huyền sâm, Sinh địa và Mạch đông.
- Sốt cao, mê sảng và phát ban dùng Huyền sâm hợp với Tri mẫu, Thạch cao và Sừng tê giác.
- Táo bón do khô háo trong ruột dùng Huyền sâm phối hợp với Sinh địa hoàng và Mạch đông.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10 -12g, dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, tiêu hóa rối loạn không dùng. Không dùng chung với Lê lô.
Bảo quản: Dễ mốc trắng, để nơi khô ráo, đậy kín, dưới có lót vôi sống. Hay đem phơi nắng.