Tên gọi khác: Dã hoè, Khổ sâm bắc, Khổ cốt
Tên khoa học: Radix Sophorae Flavescentis
Giới thiệu: Cây nhỏ cao chừng 0,5-1,2m. Rễ hình trụ dài, vỏ ngoài màu vàng trắng. Lá kép lông chim lẻ mọc so le, gồm 5-10 đôi lá chét hình mác dài khoảng 2-5cm. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm dài 10-20cm ở nách lá. Quả đậu dài 5-12cm, đường kính 5-8mm, đầu có mỏ thuôn dài; hạt 3-7, hình cầu, màu đen.
Ở nước ta, cây mọc nhiều ở một số tỉnh phía Bắc.
Thu hái, sơ chế: Thu hái củ, rửa sạch, thái lát, phơi khô; hoặc đem củ tươi ngâm nước vo gạo nếp một đêm, rửa sạch, để trong 3 giờ, rồi mới thái lát, phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo.
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh bàng quang, tâm, can, đại trường, tiểu trường
Thành phần hoá học: Trong rễ Khổ sâm có các alcaloid matrin, oxymatrin, sophoranol, N-methylcytisin, anagyrin, baptifolin, sophocarpin, d-isomatrin, kuraridin, norkurarinon, kuraridinol, kurarinol, neo-kurarinol, norkurarinol, formononetin. Lá chứa vitamin C 47mg%; hoa chứa 0,12% tinh dầu.
Công năng: Tác dụng thanh nhiệt, khử thấp, trừ phong, sát trùng. Người ta đã biết được tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh, gây tăng huyết áp, co mạch và có phần nào gây ngủ, lợi tiểu và tăng bài tiết muối natri. Khổ sâm là một vị thuốc bổ đắng.
Công dụng: Làm thuốc bổ đắng, chảy máu ruột hoàng đản, tiểu tiện không thông có máu, sốt cao hoá điên cuồng. Còn dùng làm thuốc trị bệnh giun và ký sinh trùng cho súc vật.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 10-12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ: Không bao giờ được dùng dược liệu này phối hợp với Lê lộ, không dùng vị thuốc này cho các trường hợp yếu và hàn ở tỳ, vị.
Tên khoa học: Radix Sophorae Flavescentis
Giới thiệu: Cây nhỏ cao chừng 0,5-1,2m. Rễ hình trụ dài, vỏ ngoài màu vàng trắng. Lá kép lông chim lẻ mọc so le, gồm 5-10 đôi lá chét hình mác dài khoảng 2-5cm. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm dài 10-20cm ở nách lá. Quả đậu dài 5-12cm, đường kính 5-8mm, đầu có mỏ thuôn dài; hạt 3-7, hình cầu, màu đen.
Ở nước ta, cây mọc nhiều ở một số tỉnh phía Bắc.
Thu hái, sơ chế: Thu hái củ, rửa sạch, thái lát, phơi khô; hoặc đem củ tươi ngâm nước vo gạo nếp một đêm, rửa sạch, để trong 3 giờ, rồi mới thái lát, phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo.
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh bàng quang, tâm, can, đại trường, tiểu trường
Thành phần hoá học: Trong rễ Khổ sâm có các alcaloid matrin, oxymatrin, sophoranol, N-methylcytisin, anagyrin, baptifolin, sophocarpin, d-isomatrin, kuraridin, norkurarinon, kuraridinol, kurarinol, neo-kurarinol, norkurarinol, formononetin. Lá chứa vitamin C 47mg%; hoa chứa 0,12% tinh dầu.
Công năng: Tác dụng thanh nhiệt, khử thấp, trừ phong, sát trùng. Người ta đã biết được tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh, gây tăng huyết áp, co mạch và có phần nào gây ngủ, lợi tiểu và tăng bài tiết muối natri. Khổ sâm là một vị thuốc bổ đắng.
Công dụng: Làm thuốc bổ đắng, chảy máu ruột hoàng đản, tiểu tiện không thông có máu, sốt cao hoá điên cuồng. Còn dùng làm thuốc trị bệnh giun và ký sinh trùng cho súc vật.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 10-12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ: Không bao giờ được dùng dược liệu này phối hợp với Lê lộ, không dùng vị thuốc này cho các trường hợp yếu và hàn ở tỳ, vị.