Tên khoa học: Plantago major L. – Plantaginaceae
Giới thiệu: Mã đề là cây cỏ sống lâu năm, thân ngắn, lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá, hoa dài lưỡng tính, đài 4, xếp cheo, hơi dính ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm sen kẽ ở giữa các lá đài. Quả hộp, trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng
Mã đề mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở nước ta. Trồng bằng hạt, tốt nhất là mùa thu. Mã đề ưa đất tốt, ẩm vừa phải đất tốt cây rất to.
Thu hái, sơ chế: Vào tháng 7-8, quả chín thì hái toàn cây đưa về phơi hay sấy khô, loại bỏ tạp chất. Muốn lấy hạt thì đập rũ lấy hạt, rây qua rồi phơi khô. Không phải chế biến gì đặc biệt. Khi dùng lá, có thể hái gần như quanh năm, có thể dùng tươi hay phơi khô.
Cây Mã đề cho các dược liệu sau:
+ Hạt Mã đề phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền tử.
+ Toàn cây Mã đề bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền thảo.
+ Lá Mã đề để tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học: Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.
Công năng:
+ Lá: Thanh nhiệt, lợi tiểu, khử đàm, lương huyết, lợi phế, tiêu thũng, thông lâm.
+ Hạt: Lợi thủy, thông lâm, thanh nhiệt, làm sáng mắt.
Công dụng:
+ Lá: Phế nhiệt, đàm nhiệt, ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện đau rít ra máu hoặc ra sỏi, phù thũng, mắt đau nhặm sưng đỏ (sung huyết), thử thấp ỉa chảy, nôn ra máu, chảy máu cam, sang độc.
+ Hạt: Tiểu tiện bế tắc, ỉa chảy, kiết lỵ do thử thấp, đau mắt đỏ có màng sưng.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-20g lá hoặc 6-12g hạt dưới dạng thuốc sắc. Lá tươi giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, toàn cây nấu thành cao đặc chữa bỏng.
Chú ý:
+ Lá: Phụ nữ có thai dùng phải thận trọng. Người già thận kém, đái đêm nhiều không nên dùng.
+ Hạt: Không phải thấp nhiệt dùng thận trọng.
Giới thiệu: Mã đề là cây cỏ sống lâu năm, thân ngắn, lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá, hoa dài lưỡng tính, đài 4, xếp cheo, hơi dính ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm sen kẽ ở giữa các lá đài. Quả hộp, trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng
Mã đề mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở nước ta. Trồng bằng hạt, tốt nhất là mùa thu. Mã đề ưa đất tốt, ẩm vừa phải đất tốt cây rất to.
Thu hái, sơ chế: Vào tháng 7-8, quả chín thì hái toàn cây đưa về phơi hay sấy khô, loại bỏ tạp chất. Muốn lấy hạt thì đập rũ lấy hạt, rây qua rồi phơi khô. Không phải chế biến gì đặc biệt. Khi dùng lá, có thể hái gần như quanh năm, có thể dùng tươi hay phơi khô.
Cây Mã đề cho các dược liệu sau:
+ Hạt Mã đề phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền tử.
+ Toàn cây Mã đề bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền thảo.
+ Lá Mã đề để tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học: Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.
Công năng:
+ Lá: Thanh nhiệt, lợi tiểu, khử đàm, lương huyết, lợi phế, tiêu thũng, thông lâm.
+ Hạt: Lợi thủy, thông lâm, thanh nhiệt, làm sáng mắt.
Công dụng:
+ Lá: Phế nhiệt, đàm nhiệt, ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện đau rít ra máu hoặc ra sỏi, phù thũng, mắt đau nhặm sưng đỏ (sung huyết), thử thấp ỉa chảy, nôn ra máu, chảy máu cam, sang độc.
+ Hạt: Tiểu tiện bế tắc, ỉa chảy, kiết lỵ do thử thấp, đau mắt đỏ có màng sưng.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-20g lá hoặc 6-12g hạt dưới dạng thuốc sắc. Lá tươi giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, toàn cây nấu thành cao đặc chữa bỏng.
Chú ý:
+ Lá: Phụ nữ có thai dùng phải thận trọng. Người già thận kém, đái đêm nhiều không nên dùng.
+ Hạt: Không phải thấp nhiệt dùng thận trọng.