Tên khoa học: Clerodendrum paniculatum L
Mô tả: Cây thảo cao 1m hay hơn. Thân vuông, ít phân cành. Lá mọc đối, cuống có rãnh; gốc hình tim, chia 5 thùy không đều, mép khía răng nhỏ, mặt trên lá màu sẫm tối. Cụm hoa hình xim hai ngả mọc ở ngọn thân. Cuống cụm hoa và hoa đều có màu đỏ; nhị và nhuỵ mọc thò ra ngoài. Quả hạch màu đen nằm trong đài hoa màu đỏ tồn tại.
Mùa hoa quả tháng 5-11.
Bộ phận dùng: rễ và lá - Radix et Folium Clerodendri Paniculati.
Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Ðộ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở ven đường và triền núi, từ Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Ðà Nẵng, Kontum, Ðắc Lắc cho tới An Giang. Thu hái rễ vào mùa hè, thu hái lá lúc cây sắp có hoa đem phơi khô.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cũng dùng như Bạch đồng nữ, chữa bạch đới khí hư, vàng da, tê thấp, kinh nguyệt không đều, còn dùng chữa sài mạch lươn ở trẻ em. Ngày dùng 10-20g dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Mô tả: Cây thảo cao 1m hay hơn. Thân vuông, ít phân cành. Lá mọc đối, cuống có rãnh; gốc hình tim, chia 5 thùy không đều, mép khía răng nhỏ, mặt trên lá màu sẫm tối. Cụm hoa hình xim hai ngả mọc ở ngọn thân. Cuống cụm hoa và hoa đều có màu đỏ; nhị và nhuỵ mọc thò ra ngoài. Quả hạch màu đen nằm trong đài hoa màu đỏ tồn tại.
Mùa hoa quả tháng 5-11.
Bộ phận dùng: rễ và lá - Radix et Folium Clerodendri Paniculati.
Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Ðộ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở ven đường và triền núi, từ Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Ðà Nẵng, Kontum, Ðắc Lắc cho tới An Giang. Thu hái rễ vào mùa hè, thu hái lá lúc cây sắp có hoa đem phơi khô.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cũng dùng như Bạch đồng nữ, chữa bạch đới khí hư, vàng da, tê thấp, kinh nguyệt không đều, còn dùng chữa sài mạch lươn ở trẻ em. Ngày dùng 10-20g dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.