Tên khoa học: Curcuma aromatica Salisb
Mô tả: Cây thảo cao khoảng 20-60cm (1m), có thân rễ khỏe, với những củ hình trụ mọc tỏa ra có đốt, ruột màu vàng. Lá rộng hình giáo, nhẵn ở mặt trên, có lông mềm mượt ở mặt dưới, dài 30-60cm, rộng 10-20cm; cuống lá ngắn ôm lấy thân. Cụm hoa ở bên, mọc từ gốc, gồm một nón vẩy lõm, lợp lên nhau, màu lục, 3-6 hoa và ở phần trên có những vẩy khác lớn hơn, thưa, màu hồng, bất thụ; hoa màu tím ở phiến ngoài của tràng hoa, màu vàng trên phiến giữa; phiến này lớn hơn nhiều so với phiến ngoài. Hoa tháng 4 tới tháng 6.
Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Curcumae Aromaticae, thường gọi là Uất kim.
Nơi sống và thu hái: Loài của Á châu nhiệt đới, phân bố rừng hầu khắp nước ta. Cũng thường được trồng trong các vườn gia đình để lấy củ thơm và có bột như bột Hoàng tinh. Thu hoạch thân rễ vào mùa thu hay đông, loại bỏ rễ con. Rửa sạch, ngâm nước 2-3 giờ, ủ mềm, bào mỏng, phơi khô hay sấy khô.
Thành phần hoá học: Thân rễ chứa 6,1% tinh dầu, màu trắng vàng, nhớt, có mùi long não gồm hai chất dầu, một cái nhẹ, một cái nặng hơn nước, một chất nhựa mềm, đắng, và một chất chiết xuất cũng đắng, một chất màu là Curcumin.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, đắng, tính mát; có tác dụng hành khí giải uất, lương huyết phá ứ lợi mật, trừ hoàng đản.
Công dụng: Thường dùng trị:
1. Tức ngực, trướng bụng;
2. Nôn ra máu, chảy máu cam, đái ra máu;
3. viêm gan mạn, xơ gan đau nhức, hoàng đản;
4. Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh;
5. Động kinh.
Người ta còn dùng củ giã ra ngâm trong rượu hoặc sao lên và lẫn với những vị thuốc khác để trị đau Thấp khớp.
Mô tả: Cây thảo cao khoảng 20-60cm (1m), có thân rễ khỏe, với những củ hình trụ mọc tỏa ra có đốt, ruột màu vàng. Lá rộng hình giáo, nhẵn ở mặt trên, có lông mềm mượt ở mặt dưới, dài 30-60cm, rộng 10-20cm; cuống lá ngắn ôm lấy thân. Cụm hoa ở bên, mọc từ gốc, gồm một nón vẩy lõm, lợp lên nhau, màu lục, 3-6 hoa và ở phần trên có những vẩy khác lớn hơn, thưa, màu hồng, bất thụ; hoa màu tím ở phiến ngoài của tràng hoa, màu vàng trên phiến giữa; phiến này lớn hơn nhiều so với phiến ngoài. Hoa tháng 4 tới tháng 6.
Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Curcumae Aromaticae, thường gọi là Uất kim.
Nơi sống và thu hái: Loài của Á châu nhiệt đới, phân bố rừng hầu khắp nước ta. Cũng thường được trồng trong các vườn gia đình để lấy củ thơm và có bột như bột Hoàng tinh. Thu hoạch thân rễ vào mùa thu hay đông, loại bỏ rễ con. Rửa sạch, ngâm nước 2-3 giờ, ủ mềm, bào mỏng, phơi khô hay sấy khô.
Thành phần hoá học: Thân rễ chứa 6,1% tinh dầu, màu trắng vàng, nhớt, có mùi long não gồm hai chất dầu, một cái nhẹ, một cái nặng hơn nước, một chất nhựa mềm, đắng, và một chất chiết xuất cũng đắng, một chất màu là Curcumin.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, đắng, tính mát; có tác dụng hành khí giải uất, lương huyết phá ứ lợi mật, trừ hoàng đản.
Công dụng: Thường dùng trị:
1. Tức ngực, trướng bụng;
2. Nôn ra máu, chảy máu cam, đái ra máu;
3. viêm gan mạn, xơ gan đau nhức, hoàng đản;
4. Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh;
5. Động kinh.
Người ta còn dùng củ giã ra ngâm trong rượu hoặc sao lên và lẫn với những vị thuốc khác để trị đau Thấp khớp.