Tên gọi khác: rau dừa trâu, thụy thái, thủy long, du long thái, co nha pót (Thái), phjăc póp nặm (Tày)
Tên khoa học: Ludwigia adscendens (L.)
Mô tả: Cây cỏ, mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp hình trứng, màu trắng. Thân mềm yếu, bén rễ ở các mấu. Lá mọc so le, hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tù. Hoa trắng mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả nang dài, có lông nhỏ, chứa nhiều hạt.
Mùa hoa quả: Tháng 6- 8.
Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi, ở ruộng nước, ao, đầm.
Bộ phận dùng: Cả cây, trừ rễ. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô.
Cộng dụng: Chữa sốt, viêm bàng quang, đái buốt, đái nhắt, đái ra máu, đái ra dưỡng chấp, huyết dưỡng chấp niệu, lỵ ra máu. Ngày 100 – 200g cây khô dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, cả cây giã đắp chữa rắn cắn, bỏng, bệnh sài đầu và bệnh da đầu khác.
Tên khoa học: Ludwigia adscendens (L.)
Mô tả: Cây cỏ, mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp hình trứng, màu trắng. Thân mềm yếu, bén rễ ở các mấu. Lá mọc so le, hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tù. Hoa trắng mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả nang dài, có lông nhỏ, chứa nhiều hạt.
Mùa hoa quả: Tháng 6- 8.
Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi, ở ruộng nước, ao, đầm.
Bộ phận dùng: Cả cây, trừ rễ. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô.
Cộng dụng: Chữa sốt, viêm bàng quang, đái buốt, đái nhắt, đái ra máu, đái ra dưỡng chấp, huyết dưỡng chấp niệu, lỵ ra máu. Ngày 100 – 200g cây khô dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, cả cây giã đắp chữa rắn cắn, bỏng, bệnh sài đầu và bệnh da đầu khác.