Tên khoa học: Glehnia littoralis Fr. Schmidt ex Miq. - Apiaceae
Giới thiệu: Cây thảo sống nhiều năm cao 20-40cm. Rễ mọc thẳng, hình trụ dài và nhỏ, dài đến 20-30cm, đường kính 5-8mm, màu trắng ngà. Lá kép lông chim 1-2 lần, mọc so le, lá chét hình trứng, mép có răng cưa, cuống lá dài 10-12cm, có bẹ ôm thân, màu tím, có lông mịn. Cụm hoa hình tán kép mọc ở ngọn thân; cuống tán màu tím, có lông mịn, mỗi tán có 15-20 hoa nhỏ màu trắng ngà. Quả bế đôi, hạt hình bán cầu, màu vàng nâu. Ra hoa tháng 4-5; có quả tháng 6-8.
Cây được mang từ Trung Quốc vào trồng ở nước ta, thích nghi với độ cao 1000-1500m so với mặt biển, với nhiệt độ trung bình 18-20o, lượng mưa cả năm 2000mm. Cây ưa đất cát pha, nhiều mùn, ẩm. Sau khi trồng 1-2 năm thì có thể thu hoạch rễ. Ðào rễ vào mùa thu khi lá cây điểm vàng.
Thu hoạch, sơ chế: Rửa sạch đất, phân loại rễ to, nhỏ rồi ngâm rễ vào nước sôi vài phút. Vớt ra ngay, bóc vỏ được dễ là vừa. Khi rễ ráo nước thì cần bóc vỏ ngay, đem rải rễ cho thẳng, phơi nắng hoặc sấy cho khô.
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính mát
Quy kinh: Vào kinh phế, vị
Thành phần hoá học: Rễ chứa chất dưỡng, tanin, ít chất béo. Ðã tách được các chất imperatorin, psoralen, oosthenol-7-b- gentiobioside.
Tác dụng: Dưỡng âm thanh phế, tả hoả, chỉ thấu, ích vị sinh tân.
Chủ trị: Viêm phế quản mạn tính, ho, ho khan; Bệnh nhiệt bao tân dịch, gầy róc, lưỡi khô, khát nước.
Liều lượng, cách dùng: 10-15g dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ:
- Không phải âm hư phổi táo, ho thuộc hàn không nên dùng.
- Sa sâm tương tác với Lê lô
- Một số bệnh nhân bệnh viêm gan C có biểu hiện đau tức vùng gan khi dùng Sa sâm
Bảo quản: Cần sấy qua diêm sinh rồi cất trữ.
Giới thiệu: Cây thảo sống nhiều năm cao 20-40cm. Rễ mọc thẳng, hình trụ dài và nhỏ, dài đến 20-30cm, đường kính 5-8mm, màu trắng ngà. Lá kép lông chim 1-2 lần, mọc so le, lá chét hình trứng, mép có răng cưa, cuống lá dài 10-12cm, có bẹ ôm thân, màu tím, có lông mịn. Cụm hoa hình tán kép mọc ở ngọn thân; cuống tán màu tím, có lông mịn, mỗi tán có 15-20 hoa nhỏ màu trắng ngà. Quả bế đôi, hạt hình bán cầu, màu vàng nâu. Ra hoa tháng 4-5; có quả tháng 6-8.
Cây được mang từ Trung Quốc vào trồng ở nước ta, thích nghi với độ cao 1000-1500m so với mặt biển, với nhiệt độ trung bình 18-20o, lượng mưa cả năm 2000mm. Cây ưa đất cát pha, nhiều mùn, ẩm. Sau khi trồng 1-2 năm thì có thể thu hoạch rễ. Ðào rễ vào mùa thu khi lá cây điểm vàng.
Thu hoạch, sơ chế: Rửa sạch đất, phân loại rễ to, nhỏ rồi ngâm rễ vào nước sôi vài phút. Vớt ra ngay, bóc vỏ được dễ là vừa. Khi rễ ráo nước thì cần bóc vỏ ngay, đem rải rễ cho thẳng, phơi nắng hoặc sấy cho khô.
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính mát
Quy kinh: Vào kinh phế, vị
Thành phần hoá học: Rễ chứa chất dưỡng, tanin, ít chất béo. Ðã tách được các chất imperatorin, psoralen, oosthenol-7-b- gentiobioside.
Tác dụng: Dưỡng âm thanh phế, tả hoả, chỉ thấu, ích vị sinh tân.
Chủ trị: Viêm phế quản mạn tính, ho, ho khan; Bệnh nhiệt bao tân dịch, gầy róc, lưỡi khô, khát nước.
Liều lượng, cách dùng: 10-15g dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ:
- Không phải âm hư phổi táo, ho thuộc hàn không nên dùng.
- Sa sâm tương tác với Lê lô
- Một số bệnh nhân bệnh viêm gan C có biểu hiện đau tức vùng gan khi dùng Sa sâm
Bảo quản: Cần sấy qua diêm sinh rồi cất trữ.