Tên gọi khác: Cáp giới, Đại bích hổ, Tiên thiềm
Tên khoa học: Gekko Gecko L
Giới thiệu: Tắc kè hình dáng gần giống như con Thạch sùng (hay con Thằn Lằn, nhưng to hơn nhiều. Có loại da màu nâu đen, hoặc nâu xanh, loại thì màu xám lưng có chấm lốm đốm. Con đực da sần sùi, miệng rộng, đuôi nhỏ mà dài, con cái da mịn nhẵn, miệng bé, đuôi lớn mà ngắn hơn. Phần bụng phình to có 4 chân, ngón chân có màng mỏng, có thể leo bò trên các vách núi treo leo và trên cây. Vào khoảng tháng 4 bắt đầu mùa hoạt động của Tắc kè, tháng 5-6 là tháng hoạt động nhanh nhất, cuối tháng 10 đã ít thấy, sau tiết Sương giáng thì đã bắt đầu bước vào ngủ qua đông, nó nằm im trong mùa đông không hoạt động.
Tắc kè sống ở vách núi hay các hốc thân cây trong rừng. Cũng thường sống thành từng đôi một (một đực, một cái). Nếu dùng Tắc kè ngâm thuốc thường phải kiếm đủ cả đôi.
Cách chế biến: Tắc kè lột bỏ hết phủ tạng, lấy bông tẩm cồn lau sạch máu, lấy 2 thanh tre nhỏ cài vào 4 bàn chân để cho thân tắc kè căng mỏng ra. Dùng một thanh nứa mảnh, dài, một đầu cắm vào dưới ức tắc kè, dọc theo bụng và đuôi, lấy một sợi dây cuốn chặt đuôi vào thanh nứa đó, đem phơi hoặc sấy khô. Tắc kè có nhiều chất bổ, nhất là phần đuôi, vì thê khi chế biến tắc kè cần bảo tồn đuôi.
Tính vị: Vị mặn, tính bình, có độc ít.
Quy kinh: Vào kinh Phế, Thận.
Tác dụng: Bổ phế, bình suyễn, bổ thận tráng dương.
Chủ trị: Trị suy nhược lâu ngày, ho suyễn, suy nhược, ho ra máu, tiểu tiện nhiều lần.
Liều dùng: 1 cặp (một con đực, một con cái).
2 - 8g sắc uống, dùng bột mỗi lần 1 - 2g. Ngâm rượu 1 - 2 cặp.
Kiêng kỵ: Ho suyễn do ngoại tà phong hàn, người có thực nhiệt cấm dùng.
Độc tính: Mắt và bàn chân tắc kè có chất độc, cần phải chặt bỏ đầu từ mắt trở lên và bốn bàn chân trước khi dùng.
Tên khoa học: Gekko Gecko L
Giới thiệu: Tắc kè hình dáng gần giống như con Thạch sùng (hay con Thằn Lằn, nhưng to hơn nhiều. Có loại da màu nâu đen, hoặc nâu xanh, loại thì màu xám lưng có chấm lốm đốm. Con đực da sần sùi, miệng rộng, đuôi nhỏ mà dài, con cái da mịn nhẵn, miệng bé, đuôi lớn mà ngắn hơn. Phần bụng phình to có 4 chân, ngón chân có màng mỏng, có thể leo bò trên các vách núi treo leo và trên cây. Vào khoảng tháng 4 bắt đầu mùa hoạt động của Tắc kè, tháng 5-6 là tháng hoạt động nhanh nhất, cuối tháng 10 đã ít thấy, sau tiết Sương giáng thì đã bắt đầu bước vào ngủ qua đông, nó nằm im trong mùa đông không hoạt động.
Tắc kè sống ở vách núi hay các hốc thân cây trong rừng. Cũng thường sống thành từng đôi một (một đực, một cái). Nếu dùng Tắc kè ngâm thuốc thường phải kiếm đủ cả đôi.
Cách chế biến: Tắc kè lột bỏ hết phủ tạng, lấy bông tẩm cồn lau sạch máu, lấy 2 thanh tre nhỏ cài vào 4 bàn chân để cho thân tắc kè căng mỏng ra. Dùng một thanh nứa mảnh, dài, một đầu cắm vào dưới ức tắc kè, dọc theo bụng và đuôi, lấy một sợi dây cuốn chặt đuôi vào thanh nứa đó, đem phơi hoặc sấy khô. Tắc kè có nhiều chất bổ, nhất là phần đuôi, vì thê khi chế biến tắc kè cần bảo tồn đuôi.
Tính vị: Vị mặn, tính bình, có độc ít.
Quy kinh: Vào kinh Phế, Thận.
Tác dụng: Bổ phế, bình suyễn, bổ thận tráng dương.
Chủ trị: Trị suy nhược lâu ngày, ho suyễn, suy nhược, ho ra máu, tiểu tiện nhiều lần.
Liều dùng: 1 cặp (một con đực, một con cái).
2 - 8g sắc uống, dùng bột mỗi lần 1 - 2g. Ngâm rượu 1 - 2 cặp.
Kiêng kỵ: Ho suyễn do ngoại tà phong hàn, người có thực nhiệt cấm dùng.
Độc tính: Mắt và bàn chân tắc kè có chất độc, cần phải chặt bỏ đầu từ mắt trở lên và bốn bàn chân trước khi dùng.