Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch. - Scrophulariaceae
Nguồn gốc: Thục địa là rễ của Địa hoàng đã được nấu chín. Song việc chế biến Thục địa rất cầu kỳ. Ở Trung Quốc, người ta chế theo phương thức “Cửu trưng, cửu sái” tức là chín lần nấu, chín lần phơi.
Còn ở Việt nam, Dược điển quy định như sau: Sinh địa rửa sạch cho vào thùng, củ to ở dưới, củ nhỏ ở trên. Cứ 90kg Sinh địa cho 10 lít rượu 40 độ. Đun to lửa đến khi sôi rồi tiếp tục đun nhỏ lửa trong 6-8 giờ cho đến cạn nước (trong khi đun cứ khoảng 1 giờ lại múc nước ở dưới nồi tưới lên trên cho củ chấm đều). Sau đó vớt ra phơi, rồi lại nấu. Làm như vậy 5-7 lần, tuỳ theo, đến khi dược liệu đen nhánh là được.
Tính vị: Vị ngọt, tính ấm,
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can, Thận
Tác dụng: Bổ huyết, tư âm, sinh tân chỉ khát.
Chủ trị: Âm hư huyết hư với các chứng trạng đau lưng mỏi gối, suy nhược cơ thể, di tinh di niệu, ù tai điếc tai, đau đầu hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm.
Liều dùng: 8-16g một ngày, có thể dùng tới 40g dưới dạng thuốc sắc hoặc phối hợp với các loại thuốc khác.
Kiêng kỵ: Tỳ hư kém ăn, bụng đầy trướng, ỉa chảy không dùng được. Không dùng đồng thời với lai phục tử (hạt cải củ).
Nguồn gốc: Thục địa là rễ của Địa hoàng đã được nấu chín. Song việc chế biến Thục địa rất cầu kỳ. Ở Trung Quốc, người ta chế theo phương thức “Cửu trưng, cửu sái” tức là chín lần nấu, chín lần phơi.
Còn ở Việt nam, Dược điển quy định như sau: Sinh địa rửa sạch cho vào thùng, củ to ở dưới, củ nhỏ ở trên. Cứ 90kg Sinh địa cho 10 lít rượu 40 độ. Đun to lửa đến khi sôi rồi tiếp tục đun nhỏ lửa trong 6-8 giờ cho đến cạn nước (trong khi đun cứ khoảng 1 giờ lại múc nước ở dưới nồi tưới lên trên cho củ chấm đều). Sau đó vớt ra phơi, rồi lại nấu. Làm như vậy 5-7 lần, tuỳ theo, đến khi dược liệu đen nhánh là được.
Tính vị: Vị ngọt, tính ấm,
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can, Thận
Tác dụng: Bổ huyết, tư âm, sinh tân chỉ khát.
Chủ trị: Âm hư huyết hư với các chứng trạng đau lưng mỏi gối, suy nhược cơ thể, di tinh di niệu, ù tai điếc tai, đau đầu hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm.
Liều dùng: 8-16g một ngày, có thể dùng tới 40g dưới dạng thuốc sắc hoặc phối hợp với các loại thuốc khác.
Kiêng kỵ: Tỳ hư kém ăn, bụng đầy trướng, ỉa chảy không dùng được. Không dùng đồng thời với lai phục tử (hạt cải củ).