Tên khoa học: Bambusa vulgaris Poaceae
Mô tả: Mọc ở xứ nóng thành từng khóm, bụi, cao tới 25 m. Thân thảo hoá mộc, cao, rỗng, thành tương đối dày, có mấu, ít phân nhánh; chồi mới mọc gọi là măng. Lá hình mác, gân song song. Hoa có 6 nhị, chỉ ra hoa một lần.
Cây Tre cho ta những vị thuốc sau:
- Trúc diệp: Lá Tre non, lá vầu non (Phyllostachys) cuộn tròn (gọi là trúc diệp) tươi hoặc khô.
- Trúc nhự: Lớp bột thô cạo từ lớp vỏ xanh của thân cây Tre, Vầu.
- Thiên trúc hoàng: Cặn khô từ chất tiết trong thân cây Tre hoặc Nứa già.
Công dụng: Trúc diệp, Trúc nhự đều là những vị thuốc giải cảm, thanh nhiệt; dùng dưới dạng xông hoặc thuốc sắc với các vị khác. Sách cổ còn ghi tác dụng tiêu đờm, chữa ho, suyễn, thổ huyết, nôn mửa... của chúng.
Thiên trúc hoàng chữa sốt mê man ở người lớn, kinh giật ở trẻ em, trừ đờm.
Mô tả: Mọc ở xứ nóng thành từng khóm, bụi, cao tới 25 m. Thân thảo hoá mộc, cao, rỗng, thành tương đối dày, có mấu, ít phân nhánh; chồi mới mọc gọi là măng. Lá hình mác, gân song song. Hoa có 6 nhị, chỉ ra hoa một lần.
Cây Tre cho ta những vị thuốc sau:
- Trúc diệp: Lá Tre non, lá vầu non (Phyllostachys) cuộn tròn (gọi là trúc diệp) tươi hoặc khô.
- Trúc nhự: Lớp bột thô cạo từ lớp vỏ xanh của thân cây Tre, Vầu.
- Thiên trúc hoàng: Cặn khô từ chất tiết trong thân cây Tre hoặc Nứa già.
Công dụng: Trúc diệp, Trúc nhự đều là những vị thuốc giải cảm, thanh nhiệt; dùng dưới dạng xông hoặc thuốc sắc với các vị khác. Sách cổ còn ghi tác dụng tiêu đờm, chữa ho, suyễn, thổ huyết, nôn mửa... của chúng.
Thiên trúc hoàng chữa sốt mê man ở người lớn, kinh giật ở trẻ em, trừ đờm.