Cao khô dược liệu Bạch mao căn

Giá bán: Liên hệ
  • Cao khô dược liệu Bạch mao căn (Extractum Rhizoma Imperatae cylindricae siccus)

    Công năng: Lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu

    Công dụng: Chữa sốt khát nước, hoàng đản, tiểu tiện ít, đái buốt, đái ra máu, ho ra máu, chảy máu cam.

    Cách dùng, liều lượng:Ngày 10 - 40g, dạng thuốc sắc.

Tên sản phẩm:

Cao khô dược liệu Bạch mao căn (Extractum Rhizoma Imperatae cylindricae siccus)

Thành phần:

Cao khô dược liệu Bạch mao căn (Extractum Rhizoma Imperatae cylindricae siccus)

Thời hạn sử dụng sản phẩm:

36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Quy cách đóng gói và chất liệu bao bì:

Đóng trong túi phức hợp nhôm.

Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sản phẩm:

Công ty cổ phần Dược Liệu Việt Nam (VIETMEC)

Yêu cầu về an toàn thực phẩm:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt yêu ầu về an toàn thực phẩm theo:

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số QCVN 8-2:2011/BYT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với  giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm). Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm. Quyết định số 46/2017/QĐ-BYT quy định giới hạn tối đa ô nhiễm vi sinh vật và hóa học trong thực phẩm (đối với thực phẩm chức năng).

Thành phần hoá học

Cylindrin, arundoin, glucose, fructose, acid hữu cơ, muối khoáng.

Dược năng

Cam, hàn. Vào kinh phế, vị, bàng quang.

Chủ trị

Chữa sốt khát nước, hoàng đản, tiểu tiện ít, đái buốt, đái ra máu, ho ra máu, chảy máu cam.

Liều dùng

Ngày 10 - 40g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Người có hư hỏa, không có thực nhiệt không nên dùng


 

Một số bài thuốc y học cổ truyền từ Bạch mao căn:

 
1. Rễ cỏ tranh chữa bệnh bí tiểu, tiểu gắt

Để chữa bệnh bí tiểu, tiểu gắt, đau buốt, ta sử dụng bài thuốc như sau:

Bài thuốc 1: 20 gram rễ cỏ tranh, 10 gram râu ngô, 20 gram mã đề, 10 gram hoa cúc. Đem sắc các vị thuốc trên với 1 lít nước, chia uống trong ngày. Hoặc bạn có thể tham khảo một vài cách nấu nước sâm giải nhiệt, lợi tiểu từ rễ cỏ tranh, mía lau, thục địa, mã đề,…. để chữa bí tiểu.

Bài thuốc 2: Lấy 50g rễ tươi sắc với rau má, lá sen, rau diếp cá, đậu đen, mỗi vị 10g. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Ngày nào uống hết ngày đó, không để qua đêm.


2. Rễ cỏ tranh chữa bệnh sốt xuất huyết

Bài thuốc chữa sốt xuất huyết bằng rễ cỏ tranh như sau:

50gram mao căn, 15gram mỗi vị hoàng bá, đơn bì, đơn sâm, lô căn, 30gram rễ cỏ tranh khô. Đem các vị thuốc sắc uống với 1.5 lít nước. Đun cạn còn 500ml lấy uống. Chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Đã chữa 60 ca sốt xuất huyết đều hồi phục tốt.


3. Rễ cỏ tranh chữa bệnh huyết trắng

Rễ cỏ tranh được chị em truyền tai nhau về công dụng chữa bệnh huyết trắng hiệu quả. Trong rễ cây này có chứa các thành phần hóa học giúp tiêu diệt nấm, vi khuẩn lậu, trùng roi – Nguyên nhân chính gây nên bệnh khí hư và huyết trắng.

Cách chữa bệnh này tương đối đơn giản: Lấy một nắm rễ cỏ tranh đem phơi khô, sau đó sao vàng hạ thổ. Đem sắc nước để uống. Thuốc nên sắc hơi loãng, chia ra 3 lần uống trong ngày.

Sản phẩm cùng loại

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?