Cao khô dược liệu Lá lốt

Giá bán: Liên hệ
  • Cao khô dược liệu Lá lốt (Extractum Piper lolot C. DC siccus)

    Công dụng: Phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại. Rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh. Chữa đau xương, thấp khớp, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi.
1. Tên sản phẩm: Cao khô dược liệu Lá lốt (Extractum Piper lolot C. DC siccus)

2. Thành phần: Cao khô dược liệu Lá lốt (Extractum Piper lolot C. DC siccus)

3. Thời hạn sử dụng sản phẩm: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

4. Quy cách đóng gói và chất liệu bao bì: Túi 5kg; 15kg; 25kg. Đóng trong túi phức hợp nhôm

5. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sản phẩm: Công ty cổ phần Dược Liệu Việt Nam (VIETMEC)

Yêu cầu về an toàn thực phẩm:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt yêu ầu về an toàn thực phẩm theo:

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số QCVN 8-2:2011/BYT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm). Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm. Quyết định số 46/2017/QĐ-BYT quy định giới hạn tối đa ô nhiễm vi sinh vật và hóa học trong thực phẩm( đối với thực phẩm chức năng).
 

Một số bài thuốc y học cổ truyền từ Lá lốt:


1. Chữa phong thấp, đau nhức xương

Bài 1: Lá lốt 16g, tầm gửi cây dâu 12g, tục đoạn 12g. Sắc với 250ml nước còn 150ml, chia 2 lần uống vào ban ngày và buổi tối trước khi đi ngủ.

Bài 2: Lá lốt, cỏ xước, cành dâu, cà gai, mỗi vị 20g, Ngưu tất 10g. Sao qua, sắc uống mỗi ngày 1 thang, trong 3 – 5 ngày. Có thể củng cố kết quả bằng cách ăn lá lốt nấu với lạc trong 7 ngày liền.

Bài 3: Rễ và thân lá lốt 20g, dây đau xương 10g, rễ thầu dầu tía 10g. Tất cả cắt ngắn, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 7 – 8 ngày.

Bài 4: Lá lốt 20g, thiên niên kiện 12g, gai tầm xoong 16g. Sắc uống trong ngày.


2. Chữa đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt

Bài 1: Rễ lá lốt, rễ bưởi , rễ cây vòi voi, rễ cỏ xước, mỗi vị 50g tươi. Tất cả thái mỏng, sao vàng. Sắc với 600ml nước, còn lại 300 ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Bài 2: Lá lốt, ngải cứu, đều bằng nhau. Giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng, đắp hoặc chườm.


3. Chữa đầy bụng, nôn mửa

Lá lốt 10 – 20g. Sắc uống.


4. Chữa chứng lợm giọng

Lá lốt 40g, tán nhỏ. Uống 2g trước mỗi bữa ăn, với nước cơm.


5. Chữa bệnh tổ đĩa

Lá thanh yên, nấu nước để nguội rửa. Sau lấy lá lốt, lá cà gai leo, đều bằng nhau, giã nhỏ, trộn với giấm, bôi lên.


6. Chữa đổ mồ hôi tay, chân

Dùng 30g lá lốt tươi cho vào 1 lít nước nấu sôi, cho thêm ít muối, để nguội dần dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên buổi tối trước khi đi ngủ.


7. Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc

Lá lốt vò nát, đặt vào lỗ mũi.


8. Chữa viêm lợi 

Cao mềm lá lốt, tinh dầu bạc hà, tinh dầu hương nhu và Clorophyl chiết từ lá tre. Tất cả vào chế thành cao lỏng với cồn thấp độ. Dùng tăm bông thấm thuốc, châm vào chỗ đau trong vòng 5 – 10 phút. Sau đó xúc miệng cho sạch.

Lưu ý: Người có dấu hiệu bị đau dạ dày, nhiệt miệng, táo bón thì không nên sử dụng. Một ngày chỉ nên dùng từ 50 – 100g. 

Sản phẩm cùng loại

Cao khô dược liệu Chùm Ngây

Cao khô dược liệu Chùm Ngây

Giá bán: Liên hệ
Cao khô dược liệu Kha tử

Cao khô dược liệu Kha tử

Giá bán: Liên hệ
Cao khô dược liệu Hoè Hoa

Cao khô dược liệu Hoè Hoa

Giá bán: Liên hệ
Cao khô dược liệu Núc Nác

Cao khô dược liệu Núc Nác

Giá bán: Liên hệ
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?