Ba Kích

Giá bán: Liên hệ
  • Ba kích là cây dây leo, sống nhiều năm, thân non màu tím, có lông, cành non có cạnh. Lá mọc đối, cứng nhọn, hình ngọn giáo thuôn dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm
Tên gọi khác:  Bất điêu thảo, Ba cức, Diệp liễu thảo
Tên khoa học:  Morinda officinalis How. - Rubiaceae

Giới thiệu: Ba kích là cây dây leo, sống nhiều năm, thân non màu tím, có lông, cành non có cạnh. Lá mọc đối, cứng nhọn, hình ngọn giáo thuôn dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm. Lúc non màu xanh, có lông dài ở mặt dưới, sau đó ít lông và có màu trắng mốc; lá kèm hình ống. Hoa nhỏ, màu trắng sau hơi vàng. Quả tròn, khi chín màu đỏ. Tránh nhầm với cây ba kích lông (M. cochinchinensis DC.) và cây mặt quỷ (M. villosa Hook.).

Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-10. Cây Ba kích mọc hoang ở vùng rừng thứ sinh, trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc, có nhiều nhất ở các tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Giang, Lạng Sơn. Độ cao phân bố khoảng 100m so với mặt biển. Càng lên cao cây càng thưa dần, đến độ cao khoảng 100m thì hầu như hiếm gặp.

Thu hái, sơ chế: Ba kích trồng được 3 năm có thể thu hoạch. Năng suất dược liệu là rễ phụ thuộc vào số năm trồng. Thông thường để nhiều năm, năng suất càng cao. Thời gian thu hoạch thường vào tháng 10-11. Cũng có thể vào mùa xuân để tận dụng lấy giống trồng ngay. Lấy toàn bộ rễ, rửa sạch đất cát. Phơi nắng liền 6-7 ngày, sau đập nhẹ làm bẹt phần thịt rễ, tránh đập mạnh làm nát rễ. Sau đó lại phơi đến khô.

Cắt thành từng đoạn dài 10cm, rút bỏ lõi, đựng trong bao cói. Để nơi khô ráo, thoáng gió, cần phải xông lưu huỳnh ngay trong kho để tránh mốc mọt. Mô tả dược liệu: Hình trụ tròn, hơi cong, dài không nhất định, đường kinh 0,7-1,3cm. Mặt ngoài mầu vàng tro, nhám, có vân dọc. Vỏ ngoài và trong gẫy lộ ra phần lõi gỗ và vân nứt ngang. Chất cứng, cùi dầy, dễ bóc. Mặt gẫy mầu tím nhạt, ở giữa mầu nâu vàng. Không mùi, vị ngọt nhưng hơi chát.

Tính vị: Vị cay, ngọt, tính ấm.

Quy kinh: Vào kinh can, thận. Thành phần hóa học: Rễ chứa Antraglycozid, đường, nhựa, acid hữu cơ, Phytosterol và ít tinh dầu, Monrindin. Rễ tươi có Vitamin C.

Dược năng: Ôn thận, tráng dương, kiện cân cốt, khử phong và hàn thấp.

Liều dùng: 6 - 15g. Có thể ngâm rượu hoặc nấu thành cao, làm thành hoàn, tán...
Chủ trị:
- Trị liệt dương, di tinh, tảo tinh, tiết tinh; không thụ thai do tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, bụng dưới lạnh đau.
- Làm mạnh gân xương, trị thận hư, lưng đau, gối mỏi, tê bại, phong thấp đau nhức, gân xương mềm yếu.

Kiêng kỵ: Âm hư hỏa vượng, táo bón, tiểu khó.

Bảo quản: Tránh mốc, mọt bằng cách xông hơi lưu huỳnh cả dược liệu và bao đựng. Kiểm tra thường xuyên.
 

Sản phẩm cùng loại

Nhục Đậu Khấu

Nhục Đậu Khấu

Giá bán: Liên hệ
Thiên Ma

Thiên Ma

Giá bán: Liên hệ
Ô Tặc Cốt

Ô Tặc Cốt

Giá bán: Liên hệ
Nhân Sâm

Nhân Sâm

Giá bán: Liên hệ
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?