Tên gọi khác: Cườm thảo đỏ, Dây chi chi
Tên khoa học: Abrus precatorius L
Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của cây Cam thảo dây Abrus precatorius L., họ Đậu - Fabaceae.
Đặc điểm thực vật: Cam thảo dây là một loại dây leo nhỏ, thân có nhiều sợi, lá kép lông chim có 8-20 đôi lá chét nhỏ (15x5mm). Hoa màu hồng, hình cánh bướm - Quả dài 3 cm, rộng 12-15 mm, dầy 7-8 mm. Hạt hình trứng, vỏ hạt rất cứng, bóng, màu đỏ, có một điểm đen lớn quanh rốn hạt.
Loài này phân bố ở tất cả các vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Đại Dương. Ở Việt Nam, cây mọc hoang từ Hà Tây, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa vào Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Bình Thuận, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh ra tới Côn Đảo. Cũng được trồng làm thuốc ở nhiều nơi.
Cây mọc trên các đồi cỏ, đất trồng, rừng còi, rừng thưa, trên đất có đá từ vùng thấp đến vùng trung du và miền núi đến độ cao 1500m.
Mùa hoa quả từ tháng 3 - 6 trở đi đến tháng 9 - 10.
Bộ phận dùng: Dùng dây và lá, không dùng quả và hạt.
Công dụng, cách dùng: Rễ có vị ngọt của cam thảo, thường được dùng thay cam thảo nhưng kém ngọt, mùi không thơm và vị đắng. Lá cũng có chất ngọt. Dây lá phơi khô dùng sống hoặc sao qua làm thuốc để điều hòa các vị thuốc khác, dùng trị ho, giải cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng.
Hạt chứa loại albumin độc là abrin, nên chỉ được dùng ngoài để sát trùng, tiêu viêm, làm mụn nhọt chóng vỡ mủ (giã nhỏ đắp); tốt nhất là trị vú sưng đau do tắc tia sữa: người ta lấy một lượng vừa đủ, giã nát, nghiền thành bột trộn với dầu mè bôi và đắp ngoài.
Tên khoa học: Abrus precatorius L
Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của cây Cam thảo dây Abrus precatorius L., họ Đậu - Fabaceae.
Đặc điểm thực vật: Cam thảo dây là một loại dây leo nhỏ, thân có nhiều sợi, lá kép lông chim có 8-20 đôi lá chét nhỏ (15x5mm). Hoa màu hồng, hình cánh bướm - Quả dài 3 cm, rộng 12-15 mm, dầy 7-8 mm. Hạt hình trứng, vỏ hạt rất cứng, bóng, màu đỏ, có một điểm đen lớn quanh rốn hạt.
Loài này phân bố ở tất cả các vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Đại Dương. Ở Việt Nam, cây mọc hoang từ Hà Tây, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa vào Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Bình Thuận, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh ra tới Côn Đảo. Cũng được trồng làm thuốc ở nhiều nơi.
Cây mọc trên các đồi cỏ, đất trồng, rừng còi, rừng thưa, trên đất có đá từ vùng thấp đến vùng trung du và miền núi đến độ cao 1500m.
Mùa hoa quả từ tháng 3 - 6 trở đi đến tháng 9 - 10.
Bộ phận dùng: Dùng dây và lá, không dùng quả và hạt.
Công dụng, cách dùng: Rễ có vị ngọt của cam thảo, thường được dùng thay cam thảo nhưng kém ngọt, mùi không thơm và vị đắng. Lá cũng có chất ngọt. Dây lá phơi khô dùng sống hoặc sao qua làm thuốc để điều hòa các vị thuốc khác, dùng trị ho, giải cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng.
Hạt chứa loại albumin độc là abrin, nên chỉ được dùng ngoài để sát trùng, tiêu viêm, làm mụn nhọt chóng vỡ mủ (giã nhỏ đắp); tốt nhất là trị vú sưng đau do tắc tia sữa: người ta lấy một lượng vừa đủ, giã nát, nghiền thành bột trộn với dầu mè bôi và đắp ngoài.
Các sản phẩm của Dược Liệu Việt Nam sử dụng dược liệu cam thảo là thành phần chính:
►Dạ dày plus - Giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
►Cảm A Phủ - Giảm hắt hơi, sổ mũi, ho, đau rát cổ họng
►Dạ dày plus - Giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
►Cảm A Phủ - Giảm hắt hơi, sổ mũi, ho, đau rát cổ họng