Tên khoa học: Prunus persica L. – Rosaceae
Giới thiệu: Cây nhỏ, cao 3-4m, thân nhẵn, thường có chất nhầy đùn ra gọi là nhựa đào. Lá đơn, thuôn dài có cuống ngắn, mọc so le, phiến lá dài 5 - 8cm, rộng 1 - 1,5cnl, mép lá có răng cưa nhọn, khi vò có mùi Hạnh nhân. Hoa đơn độc, màu hồng nhạt, 5 cánh, nhiều nhụy. Quả hạch hình cầu, đầu nhọn, có một ngấn lõm vào chạy dọc theo quả, vỏ ngoài có lông rất mịn. Lúc non màu xanh nhạt, khi chín có đốm.
Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, nhất là Lạng Sơn, Sapa và các tỉnh miền Bắc Việt Nam.
Thu hoạch, sơ chế: Hạt thu hoạch vào mùa thu. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.
+ Đào nhân: Hạt đã loại bỏ tạp chất, khi dùng giã nát.
+ Đàn đào nhân: Lấy đào nhân sạch, loại bỏ tạp chất, cho vào nồi nước sôi, đun đến lúc vỏ ngoài hơi nhăn lại thì vớt ra, ngâm vào nước lạnh, bóc vỏ ngoài, phơi khô, khi dùng giã nát.
+ Sao Đàn đào nhân: Lấy Đàn đào nhân, cho vào nồi sao nhỏ lửa đến khi nhân có màu vàng, lấy ra để nguội, khi dùng giã nát.
Mô tả dược liệu: Hạt hình trứng dẹt, dài 1,2 - 1,8 cm, rộng 0,8 - 1,2 cm, dày 0,2 - 0,4 cm. Mặt ngoài có màu nâu vàng đến nâu đỏ, có những nốt sần nhỏ. Một đầu nhọn, một đầu tròn, phần giữa phình to, hơi lệch, bờ cạnh tương đối mỏng. Đầu nhọn có rốn hình tuyến ngắn. Đầu tròn có màu hơi thẫm, có hợp điểm không rõ, từ hợp điểm toả ra nhiều bó mạch dọc. Vỏ hạt mỏng, hai lá mầm màu trắng, nhiều chất dầu. Mùi nhẹ, vị béo, hơi đắng.
Tính vị: Vị đắng, ngọt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh tâm, đại trường, can, phế
Thành phần hoá học: Dầu béo (50%), amygdalin (3,5%), tinh dầu (0,5%), emunsin.
Công năng: Hoạt huyết, trừ đàm, nhuận tràng, thông đại tiện.
Công dụng: Kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, hòn cục bĩ khối, sưng đau do sang chấn, táo bón.
Cách dùng, liều lượng: 4 – 16g.
+ Dùng sống đề trị bế kinh, có hòn có cục trong bụng, bụng dưới đầy, đau do té ngã ứ huyết.
+ Dùng chín trong trường hợp hoạt huyết đại tiện khó do huyết táo.
Kiêng kỵ: Không có ứ huyết, đàn bà đang có thai, kinh nguyệt không nên dùng.
Bảo quản: Đào nhân khó bảo quản, rất dễ sâu mọt. Để nơi khô ráo, đậy trong lọ kín có lót vôi sống. Nên thường xuyên kiểm tra vì dễ có mọt..
Giới thiệu: Cây nhỏ, cao 3-4m, thân nhẵn, thường có chất nhầy đùn ra gọi là nhựa đào. Lá đơn, thuôn dài có cuống ngắn, mọc so le, phiến lá dài 5 - 8cm, rộng 1 - 1,5cnl, mép lá có răng cưa nhọn, khi vò có mùi Hạnh nhân. Hoa đơn độc, màu hồng nhạt, 5 cánh, nhiều nhụy. Quả hạch hình cầu, đầu nhọn, có một ngấn lõm vào chạy dọc theo quả, vỏ ngoài có lông rất mịn. Lúc non màu xanh nhạt, khi chín có đốm.
Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, nhất là Lạng Sơn, Sapa và các tỉnh miền Bắc Việt Nam.
Thu hoạch, sơ chế: Hạt thu hoạch vào mùa thu. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.
+ Đào nhân: Hạt đã loại bỏ tạp chất, khi dùng giã nát.
+ Đàn đào nhân: Lấy đào nhân sạch, loại bỏ tạp chất, cho vào nồi nước sôi, đun đến lúc vỏ ngoài hơi nhăn lại thì vớt ra, ngâm vào nước lạnh, bóc vỏ ngoài, phơi khô, khi dùng giã nát.
+ Sao Đàn đào nhân: Lấy Đàn đào nhân, cho vào nồi sao nhỏ lửa đến khi nhân có màu vàng, lấy ra để nguội, khi dùng giã nát.
Mô tả dược liệu: Hạt hình trứng dẹt, dài 1,2 - 1,8 cm, rộng 0,8 - 1,2 cm, dày 0,2 - 0,4 cm. Mặt ngoài có màu nâu vàng đến nâu đỏ, có những nốt sần nhỏ. Một đầu nhọn, một đầu tròn, phần giữa phình to, hơi lệch, bờ cạnh tương đối mỏng. Đầu nhọn có rốn hình tuyến ngắn. Đầu tròn có màu hơi thẫm, có hợp điểm không rõ, từ hợp điểm toả ra nhiều bó mạch dọc. Vỏ hạt mỏng, hai lá mầm màu trắng, nhiều chất dầu. Mùi nhẹ, vị béo, hơi đắng.
Tính vị: Vị đắng, ngọt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh tâm, đại trường, can, phế
Thành phần hoá học: Dầu béo (50%), amygdalin (3,5%), tinh dầu (0,5%), emunsin.
Công năng: Hoạt huyết, trừ đàm, nhuận tràng, thông đại tiện.
Công dụng: Kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, hòn cục bĩ khối, sưng đau do sang chấn, táo bón.
Cách dùng, liều lượng: 4 – 16g.
+ Dùng sống đề trị bế kinh, có hòn có cục trong bụng, bụng dưới đầy, đau do té ngã ứ huyết.
+ Dùng chín trong trường hợp hoạt huyết đại tiện khó do huyết táo.
Kiêng kỵ: Không có ứ huyết, đàn bà đang có thai, kinh nguyệt không nên dùng.
Bảo quản: Đào nhân khó bảo quản, rất dễ sâu mọt. Để nơi khô ráo, đậy trong lọ kín có lót vôi sống. Nên thường xuyên kiểm tra vì dễ có mọt..