Tên gọi khác: Cỏ gấu, cỏ cú củ gấu, củ gấu biển
Tên khoa học: Rhizoma Cyperi
Giới thiệu: Hương phụ vườn cỏ sống dai, cao 20-30cm. Thân rễ phình lên thành củ, màu nâu thẫm hay nâu đen, có nhiều đốt và có lông; thịt màu nâu nhạt. Lá hẹp, dài, có bẹ. Hoa nhỏ mọc thành tán xoè tỏa ra hình đăng ten ở ngọn thân. Quả ba cạnh, màu xám.
Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta và nhiều nước khác.
Thu hái, sơ chế: Thu hoạch vào mùa thu, lấy dược liệu về, đốt bỏ lông và rễ con rồi phơi khô
hoặc luộc hay đồ kỹ rồi phơi khô.
Mô tả dược liệu: Thân rễ hình thoi, thể chất chắc; dài 1 - 3 cm (Hương phụ vườn), 1 - 5 cm (Hương phụ biển); đường kính 0,4 - 1 cm (Hương phụ vườn), 0,5 - 1,5 cm (Hương phụ biển). Mặt ngoài màu xám đen (Hương phụ vườn), màu nâu hay nâu sẫm (Hương phụ biển); có nhiều nếp nhăn dọc và đốt ngang (mỗi đốt cách nhau 0,1 - 0,6 cm); trên mỗi đốt có lông cứng mọc thẳng góc với củ, màu xám đen (Hương phụ vườn), mọc nghiêng theo chiều dọc, về phía đầu củ, màu nâu hay nâu sẫm (Hương phụ vườn) và có nhiều vết tích của rễ con. Vết bẻ có sợi bóng nhoáng.
Cắt ngang thấy rõ phần vỏ màu xám nhạt, trụ giữa màu xám đen (Hương phụ vườn); phần vỏ màu hồng nhạt, trụ giữa màu nâu sẫm (Hương phụ biển). Mùi thơm, vị hơi đắng ngọt, sau đó có vị cay.
Tính vị: Vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh can, tam tiêu
Thành phần hoá học: Beta-pinene, camphene, 1,8-cineole, limonene, p-cymene, cyperene, selinatriene, Beta-selinene, alpha-cyperone, cyperol
Công năng: Hành khí, giải uất, điều kinh, giảm đau.
Công dụng:
+ Trị kinh nguyệt không đều, chữa các chứng trong thai sản, trừ đờm, tiêu thực, giảm đau, can tỳ bất hòa.
+ Can khí uất kết, đau vùng hông sườn và cảm giác tức ở ngực dùng Hương phụ với Sài hồ, Uất kim và Bạch thược.
+ Can khí phạm Vị biểu hiện như chướng và đau bụng và thượng vị dùng Hương phụ với Mộc hương, Hương duyên và Phật thủ.
+ Vị hàn, khí trệ dùng Hương phụ với Cao lương khương trong bài Lương Phụ Hoàn.
+ Can hàn, sưng đau tinh hoàn hoặc thoát vị dùng Hương phụ với Tiểu hồi hương và Ô dược.
+ Can khí uất trệ, kinh nguyệt không đều, vú căng và đau dùng Hương phụ với Sài hồ, Đương qui và Xuyên khung.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6 - 12g. Dạng thuốc sắc, bột, viên, cao hay rượu thuốc. Dùng riêng hay phối hợp trong các phương thuốc phụ khoa, đau dạ dày.
Kiêng kỵ: Khí suy mà không có uất kết, âm hư, huyết nhiệt không dùng
Tên khoa học: Rhizoma Cyperi
Giới thiệu: Hương phụ vườn cỏ sống dai, cao 20-30cm. Thân rễ phình lên thành củ, màu nâu thẫm hay nâu đen, có nhiều đốt và có lông; thịt màu nâu nhạt. Lá hẹp, dài, có bẹ. Hoa nhỏ mọc thành tán xoè tỏa ra hình đăng ten ở ngọn thân. Quả ba cạnh, màu xám.
Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta và nhiều nước khác.
Thu hái, sơ chế: Thu hoạch vào mùa thu, lấy dược liệu về, đốt bỏ lông và rễ con rồi phơi khô
hoặc luộc hay đồ kỹ rồi phơi khô.
Mô tả dược liệu: Thân rễ hình thoi, thể chất chắc; dài 1 - 3 cm (Hương phụ vườn), 1 - 5 cm (Hương phụ biển); đường kính 0,4 - 1 cm (Hương phụ vườn), 0,5 - 1,5 cm (Hương phụ biển). Mặt ngoài màu xám đen (Hương phụ vườn), màu nâu hay nâu sẫm (Hương phụ biển); có nhiều nếp nhăn dọc và đốt ngang (mỗi đốt cách nhau 0,1 - 0,6 cm); trên mỗi đốt có lông cứng mọc thẳng góc với củ, màu xám đen (Hương phụ vườn), mọc nghiêng theo chiều dọc, về phía đầu củ, màu nâu hay nâu sẫm (Hương phụ vườn) và có nhiều vết tích của rễ con. Vết bẻ có sợi bóng nhoáng.
Cắt ngang thấy rõ phần vỏ màu xám nhạt, trụ giữa màu xám đen (Hương phụ vườn); phần vỏ màu hồng nhạt, trụ giữa màu nâu sẫm (Hương phụ biển). Mùi thơm, vị hơi đắng ngọt, sau đó có vị cay.
Tính vị: Vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh can, tam tiêu
Thành phần hoá học: Beta-pinene, camphene, 1,8-cineole, limonene, p-cymene, cyperene, selinatriene, Beta-selinene, alpha-cyperone, cyperol
Công năng: Hành khí, giải uất, điều kinh, giảm đau.
Công dụng:
+ Trị kinh nguyệt không đều, chữa các chứng trong thai sản, trừ đờm, tiêu thực, giảm đau, can tỳ bất hòa.
+ Can khí uất kết, đau vùng hông sườn và cảm giác tức ở ngực dùng Hương phụ với Sài hồ, Uất kim và Bạch thược.
+ Can khí phạm Vị biểu hiện như chướng và đau bụng và thượng vị dùng Hương phụ với Mộc hương, Hương duyên và Phật thủ.
+ Vị hàn, khí trệ dùng Hương phụ với Cao lương khương trong bài Lương Phụ Hoàn.
+ Can hàn, sưng đau tinh hoàn hoặc thoát vị dùng Hương phụ với Tiểu hồi hương và Ô dược.
+ Can khí uất trệ, kinh nguyệt không đều, vú căng và đau dùng Hương phụ với Sài hồ, Đương qui và Xuyên khung.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6 - 12g. Dạng thuốc sắc, bột, viên, cao hay rượu thuốc. Dùng riêng hay phối hợp trong các phương thuốc phụ khoa, đau dạ dày.
Kiêng kỵ: Khí suy mà không có uất kết, âm hư, huyết nhiệt không dùng
Các sản phẩm của Dược Liệu Việt Nam sử dụng dược liệu hương phụ là thành phần chính:
►Cảm A Phủ - Giảm các triệu chứng cảm, sốt
►Cảm A Phủ - Giảm các triệu chứng cảm, sốt