Huyết Dụ

Giá bán: Liên hệ
  • Huyết Dụ thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xương, chấn thương bị sưng
Tên gọi khác:  Huyết dụng, Huyết dụ lá đỏ, Phát dụ, Long huyết, Thiết dụ, Phất dụ, Chổng đeng (Tày), Co trường lậu (Thái), Quyền diên ái (Dao)

Tên khoa học:  Cordyline terminalis Kanth

Mô tả: Cây nhỏ, cao khoảng 2 m. Thân mảnh, mang nhiều đốt sẹo, ít phân nhánh. Lá mọc tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy, hình lưỡi kiếm, dài 20-50 cm, rộng 5-10 cm, gốc thắt lại, đầu thuôn nhọn, mép nguyên lượn sóng, hai mặt mầu đỏ tía, có loại lại chỉ có một mặt đỏ, còn mặt kia mầu lục xám; cuống dài có bẹ và rãnh ở mặt trên. Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm xim hoặc chùy phân nhánh, dài 30-40 cm, mỗi nhánh mang rất nhiều hoa mầu trắng, mặt ngoài mầu tía; lá đài 3, thuôn nhọn, cánh hoa 3, hơi thắt lại ở giữa; nhị 6, thò ra ngoài tràng; bầu có 3 ô. Quả mọng hình cầu. Mùa hoa quả: tháng 12-1.

Bộ phận dùng: Lá tươi của cây Huyết dụ  (Folium Cordyline).

Phân bố: Cây được trồng ở nhiều nơi trong nước ta.

Thu hái: Thu hái hoa vào mùa hè. Khi trời khô ráo, cắt lá, loại bỏ lá sâu, đem phơi hay sấy nhẹ đến khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô.

Thành phần hoá học: Lá huyết dụ có phenol, acid amin, đường, anthocyan.

Công năng: cầm máu, tán ứ, chỉ thống.

Công dụng: Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xương, chấn thương bị sưng.
Cũng dùng chữa viêm ruột, lỵ. Dân gian còn dùng trị ho gà của trẻ em.

Cách dùng, liều lượng: Ngày uống nước sắc từ 20-25g lá tươi.

Sản phẩm cùng loại

Viễn Chí

Viễn Chí

Giá bán: Liên hệ
Cao Bản

Cao Bản

Giá bán: Liên hệ
Phan Tả Diệp

Phan Tả Diệp

Giá bán: Liên hệ
Kim Tiền Thảo

Kim Tiền Thảo

Giá bán: Liên hệ
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?