Tên gọi khác: Kê huyết đằng
Tên khoa học: Caulis Sargentodoxae
Giới thiệu: Dây leo thân gỗ, to khỏe, hình trụ tròn hoặc dẹt, mặt cắt có 2-3 vòng gỗ đồng tâm hoặc không đồng tâm và có nhiều nhựa mầu đỏ nâu. Thân lá non có lông tơ. Lá kép đa số 3 lá chét, lá giữa to hơn; cuống lá dài. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm-chùy. Quả đậu dẹt.
Huyết phong đằng mọc nhiều ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
Thu hái, chế biến: Thu hái dây quanh năm, phơi héo, thái phiến, đồ, phơi khô dùng.
Mô tả dược liệu: Dược liệu hình trụ to, dài, hoặc phiến thái vát hình bầu dục không đều, dày 0,3 - 0,8 cm. Bần màu nâu hơi xám, có khi thấy vết đốm màu trắng hơi xám; chỗ mất lớp bần sẽ hiện ra màu nâu hơi đỏ. Mặt cắt ngang: gỗ màu nâu hơi đỏ hoặc màu nâu, lộ ra nhiều lỗ mạch; libe có chất nhựa cây tiết ra, màu nâu hơi đỏ đến màu nâu hơi đen, xếp xen kẽ với gỗ thành 3 - 8 vòng, hình bán nguyệt, lệch tâm; phần tuỷ lệch về một bên. Chất khô cứng. Vị chát.
Tính vị: Vị đắng, ngọt, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tâm, can, tỳ
Thành phần hoá học: Tanin, flavonoid.
Công năng: Hoạt huyết thông lạc, bổ huyết, chỉ thống, giải độc, thư cân.
Công dụng: Chứng huyết hư gây huyết ứ trệ, chữa đau xương, đau mình mẩy, phong thấp đau lưng, đau xương khớp, chấn thương tụ máu, kinh nguyệt không đều, thống kinh.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 12 - 40g, dạng thuốc sắc hay rượu thuốc.
Kiêng kỵ: Người huyết không hư, thiên về huyết ứ, khí trệ: không dùng
Bảo quản: Dễ mốc, cần để nơi khô ráo, mát, mùa mưa nên phơi sấy thường xuyên.
Tên khoa học: Caulis Sargentodoxae
Giới thiệu: Dây leo thân gỗ, to khỏe, hình trụ tròn hoặc dẹt, mặt cắt có 2-3 vòng gỗ đồng tâm hoặc không đồng tâm và có nhiều nhựa mầu đỏ nâu. Thân lá non có lông tơ. Lá kép đa số 3 lá chét, lá giữa to hơn; cuống lá dài. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm-chùy. Quả đậu dẹt.
Huyết phong đằng mọc nhiều ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
Thu hái, chế biến: Thu hái dây quanh năm, phơi héo, thái phiến, đồ, phơi khô dùng.
Mô tả dược liệu: Dược liệu hình trụ to, dài, hoặc phiến thái vát hình bầu dục không đều, dày 0,3 - 0,8 cm. Bần màu nâu hơi xám, có khi thấy vết đốm màu trắng hơi xám; chỗ mất lớp bần sẽ hiện ra màu nâu hơi đỏ. Mặt cắt ngang: gỗ màu nâu hơi đỏ hoặc màu nâu, lộ ra nhiều lỗ mạch; libe có chất nhựa cây tiết ra, màu nâu hơi đỏ đến màu nâu hơi đen, xếp xen kẽ với gỗ thành 3 - 8 vòng, hình bán nguyệt, lệch tâm; phần tuỷ lệch về một bên. Chất khô cứng. Vị chát.
Tính vị: Vị đắng, ngọt, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tâm, can, tỳ
Thành phần hoá học: Tanin, flavonoid.
Công năng: Hoạt huyết thông lạc, bổ huyết, chỉ thống, giải độc, thư cân.
Công dụng: Chứng huyết hư gây huyết ứ trệ, chữa đau xương, đau mình mẩy, phong thấp đau lưng, đau xương khớp, chấn thương tụ máu, kinh nguyệt không đều, thống kinh.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 12 - 40g, dạng thuốc sắc hay rượu thuốc.
Kiêng kỵ: Người huyết không hư, thiên về huyết ứ, khí trệ: không dùng
Bảo quản: Dễ mốc, cần để nơi khô ráo, mát, mùa mưa nên phơi sấy thường xuyên.
Các sản phẩm của Dược Liệu Việt Nam sử dụng dược liệu huyết đằng là thành phần chính:
►An Nhiên - Giúp tăng sức bền mạch máu
►An Nhiên - Giúp tăng sức bền mạch máu
Từ khóa:
huyết phong đằng,
kê huyết đằng