Tên gọi khác: Khổ sâm Bắc bộ, cù đèn
Giới thiệu: Cây nhỏ cao 1-1,5m, cành non mảnh. Lá mọc so le, có khi tụ họp 3-4 lá như kiểu mọc vòng, hai mặt có lông óng ánh như lá nhót, phủ dày hơn ở mặt dưới; phiến lá hình ngọn giáo, dài 5-9cm, rộng 1-3cm, chóp nhọn dài thành mũi nhọn, mép nguyên, 3 gân toả từ gốc, cũng với 2 tuyến dạng răng cưa. Hoa nhỏ trắng mọc thành chùm ở nách lá hoặc đầu cành, đơn tính cùng gốc. Quả có 3 mảnh vỏ. Hạt hình trứng, màu nâu. Mùa hoa quả tháng 5-8.
Ở nước ta, cây Khổ sâm mọc hoang và được trồng ở khắp nơi, chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc.
Thu hái, chế biến: Thu hái lá khi cây đang có hoa, đem phơi hoặc sấy khô. Khi dùng sao vàng.
Thành phần hoá học: Flavonoid, alcaloid, tanin, polyphenol.
Công năng: Có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc, sát khuẩn.
Công dụng: Khổ sâm được dùng trị nhọt, sang lở, chốc đầu (sắc uống và dùng ngoài), đau bụng khó tiêu, lỵ, viêm loét dạ dày, tá tràng.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10 - 20g, dạng thuốc bột hay thuốc sắc.
Chú ý: Dễ nhầm với cây Xoan rừng (Brucea javanica (L.) Merr.) thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae) cũng mang tên Khổ sâm.
Giới thiệu: Cây nhỏ cao 1-1,5m, cành non mảnh. Lá mọc so le, có khi tụ họp 3-4 lá như kiểu mọc vòng, hai mặt có lông óng ánh như lá nhót, phủ dày hơn ở mặt dưới; phiến lá hình ngọn giáo, dài 5-9cm, rộng 1-3cm, chóp nhọn dài thành mũi nhọn, mép nguyên, 3 gân toả từ gốc, cũng với 2 tuyến dạng răng cưa. Hoa nhỏ trắng mọc thành chùm ở nách lá hoặc đầu cành, đơn tính cùng gốc. Quả có 3 mảnh vỏ. Hạt hình trứng, màu nâu. Mùa hoa quả tháng 5-8.
Ở nước ta, cây Khổ sâm mọc hoang và được trồng ở khắp nơi, chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc.
Thu hái, chế biến: Thu hái lá khi cây đang có hoa, đem phơi hoặc sấy khô. Khi dùng sao vàng.
Thành phần hoá học: Flavonoid, alcaloid, tanin, polyphenol.
Công năng: Có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc, sát khuẩn.
Công dụng: Khổ sâm được dùng trị nhọt, sang lở, chốc đầu (sắc uống và dùng ngoài), đau bụng khó tiêu, lỵ, viêm loét dạ dày, tá tràng.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10 - 20g, dạng thuốc bột hay thuốc sắc.
Chú ý: Dễ nhầm với cây Xoan rừng (Brucea javanica (L.) Merr.) thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae) cũng mang tên Khổ sâm.