Tên khoa học: Achyranthes bidentata
Tên gọi khác: Hoài ngưu tất, cây cỏ xước, có xước hai răng, cỏ sướt
Mô tả: Ngưu tất là loài cây lâu năm thường có chiều cao từ 70 – 120cm. Cụm rễ củ của cây có hình trụ, thon dài, có kích thước từ 0,6cm – 1cm mọc ra nhiều nhánh rễ phụ. Thân cây ngưu tất có màu xanh lục hoặc nâu tía, có các đốt trên thân phình lên giống như đầu gối chân trâu nên dân gian lấy tên cây dược liệu là Ngưu tất
Cây ngưu tất có tính ưa sang, ưa ẩm, cho nên cành thường mọc hướng thẳng đứng lên trên, các cành và lá mọc đối nhau, cuống lá có đường kính từ 5 – 22mm, Lá cây ngưu tất có hình bầu dục, mũi lá nhọn, dọc thân lá có hình gai, chiều dài từ 2 – 10cm, rộng từ 1 – 5cm
Hoa trong thời kỳ nở ban đầu thường kích thước ngắn và mọc thành từng cụm, đến khi phát triển hoàn toàn sẽ có kích thước từ 15 – 20cm, thường nở vào khoảng từ tháng 7 cho đến tháng 9 và sẽ cho ra quả từ tháng 9 cho đến tháng 10 hằng năm
Bộ phận dùng: Lá, hạt, cuống, rễ
Moi trường sinh trưởng: Trong điều kiện tự nhiên, Ngưu tất thường mọc ở rìa rừng, bên cạnh bờ suối, khu vực có nhiều bụi cây. Cây có thể dễ dàng sinh trưởng và phát triển mạnh ở nơi có điều kiện thổ nhưỡng màu mỡ, có phủ cát và hơi có tính axit
Thu hái: Bộ phận chính của Ngưu tất thường được sử dụng là rễ cây, khoảng thời gian tốt nhất để thu hái là mùa Thu hoặc Đông, tuỳ theo nhiệt độ thời tiết tại thời điểm, vào thời điểm này, rễ cây ngưu tất đã co lại.
Khi tiến hành lấy rễ, tránh làm hư hại bộ rễ chính của cây, vặt bỏ những rễ phụ, rễ ngưu tất có thể dài từ 12 – 50cm, rửa sạch bùn đất. Sau khi đã thu hoạch xong, buộc ngưu tất thành từng bó đem phơi khô dưới ánh nắng cho đến khi lớp vỏ ngoài đã héo và quắt lại, xông lưu huỳnh 2 lần để làm mềm, cắt phần đầu rễ và đem phơi khô
Thành phần hoá học: saponin tritecpenoid (sau khi qua nước thủy phân thành oleanolic acid và đường), genin là acid oleanolic, các sterol ecdysteron, inokosteron, glucoza, polysaccharide, muối kali. ..Ngoài ra cây ngưu tất còn hàm chứa arginine (Arg), 12 lọai amino acid và alkaloids, hợp chất coumarins, và nguyên tố vi lượng sắt, đồng…
Tính vị: tính ôn, vị đắng và chua
Quy kinh: Vào các kinh can, thận
Công năng: Hoạt huyết thông kinh, cường gân cốt, bổ can thận
Chủ trị: Trị đau lưng, mỏi gối, mỏi gân xương, bế kinh, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng từ 8g – 12g dạng thuốc sắc
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, băng huyết không dùng
Tên gọi khác: Hoài ngưu tất, cây cỏ xước, có xước hai răng, cỏ sướt
Mô tả: Ngưu tất là loài cây lâu năm thường có chiều cao từ 70 – 120cm. Cụm rễ củ của cây có hình trụ, thon dài, có kích thước từ 0,6cm – 1cm mọc ra nhiều nhánh rễ phụ. Thân cây ngưu tất có màu xanh lục hoặc nâu tía, có các đốt trên thân phình lên giống như đầu gối chân trâu nên dân gian lấy tên cây dược liệu là Ngưu tất
Cây ngưu tất có tính ưa sang, ưa ẩm, cho nên cành thường mọc hướng thẳng đứng lên trên, các cành và lá mọc đối nhau, cuống lá có đường kính từ 5 – 22mm, Lá cây ngưu tất có hình bầu dục, mũi lá nhọn, dọc thân lá có hình gai, chiều dài từ 2 – 10cm, rộng từ 1 – 5cm
Hoa trong thời kỳ nở ban đầu thường kích thước ngắn và mọc thành từng cụm, đến khi phát triển hoàn toàn sẽ có kích thước từ 15 – 20cm, thường nở vào khoảng từ tháng 7 cho đến tháng 9 và sẽ cho ra quả từ tháng 9 cho đến tháng 10 hằng năm
Bộ phận dùng: Lá, hạt, cuống, rễ
Moi trường sinh trưởng: Trong điều kiện tự nhiên, Ngưu tất thường mọc ở rìa rừng, bên cạnh bờ suối, khu vực có nhiều bụi cây. Cây có thể dễ dàng sinh trưởng và phát triển mạnh ở nơi có điều kiện thổ nhưỡng màu mỡ, có phủ cát và hơi có tính axit
Thu hái: Bộ phận chính của Ngưu tất thường được sử dụng là rễ cây, khoảng thời gian tốt nhất để thu hái là mùa Thu hoặc Đông, tuỳ theo nhiệt độ thời tiết tại thời điểm, vào thời điểm này, rễ cây ngưu tất đã co lại.
Khi tiến hành lấy rễ, tránh làm hư hại bộ rễ chính của cây, vặt bỏ những rễ phụ, rễ ngưu tất có thể dài từ 12 – 50cm, rửa sạch bùn đất. Sau khi đã thu hoạch xong, buộc ngưu tất thành từng bó đem phơi khô dưới ánh nắng cho đến khi lớp vỏ ngoài đã héo và quắt lại, xông lưu huỳnh 2 lần để làm mềm, cắt phần đầu rễ và đem phơi khô
Thành phần hoá học: saponin tritecpenoid (sau khi qua nước thủy phân thành oleanolic acid và đường), genin là acid oleanolic, các sterol ecdysteron, inokosteron, glucoza, polysaccharide, muối kali. ..Ngoài ra cây ngưu tất còn hàm chứa arginine (Arg), 12 lọai amino acid và alkaloids, hợp chất coumarins, và nguyên tố vi lượng sắt, đồng…
Tính vị: tính ôn, vị đắng và chua
Quy kinh: Vào các kinh can, thận
Công năng: Hoạt huyết thông kinh, cường gân cốt, bổ can thận
Chủ trị: Trị đau lưng, mỏi gối, mỏi gân xương, bế kinh, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng từ 8g – 12g dạng thuốc sắc
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, băng huyết không dùng