Nhân Sâm

Giá bán: Liên hệ
  • Nhân sâm giúp Đại bổ nguyên khí, bổ tỳ ích phế, chỉ khát, an thần, tăng trí.
Tên khoa học: Panax ginseng C.A.Mey - Araliaceae

Giới thiệu: Cây thảo sống lâu năm, cao 40-100 cm. Thân - rễ mọc bò ngang, đường kính từ 1-2 cm, dài 5 - 40 cm, có nhiều đốt mang những vết sẹo do thân khí sinh rụng hàng năm để lại, thân- rễ có nhiều rễ phụ. Thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, nhỏ, đường kính thân độ 4-8 mm, thường tàn lụi hàng năm, thỉnh thoảng cũng tồn tại một vài thân trong vài năm. Lá kép hình chân vịt mọc vòng, thường là 3 - 5 ở ngọn thân.

Cuống lá kép dài 6 - 12 mm, mang 5 lá chét, lá chét ở chính giữa lớn hơn cả, dài 12 - 15 cm, rộng 3 - 4 cm. Lá chét phiến hình bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn, lá có lông ở cả hai mặt. Cây 4-5 năm tuổi, có hoa hình tán đơn, cuống tán hoa dài 10-20 cm có thể kèm 1 - 4 tán phụ hay một hoa riêng lẻ ở phía dưới tán chính. Mỗi tán có 60-100 hoa cuống hoa ngắn 1 - 1.5 cm, lá đài 5, cánh hoa 5, màu vàng nhạt, nhị 5, bầu 1 ô với 1 vòi nhuỵ, Quả nang màu đỏ thắm, có một chấm đen ở đỉnh, có 1 - 2 hạt hình thận, màu trắng ngà. Cây ra hoa tháng 4 - 6, kết quả tháng 7 - 9.

Mô tả dược liệu: Thân rễ thường nhiều đốt, cong ngoằn ngoèo, ít khi có hình trụ thẳng, dài 3-15 cm, đường kính 0.5-1.5 cm. Mặt ngoài màu nâu hay màu vàng xám, có những vết nhăn dọc, mảnh; những vết vân ngang nổi rõ chia thân rễ thành nhiều đốt, đặc biệt có nhiều sẹo do thân khí sinh hàng năm tàn lụi để lại. Thể chất cứng chắc, giòn, dễ bẻ, mặt bẻ lởm chởm, màu xám nhạt. Mùi thơm nhẹ đặc trưng, vị đắng, hơi ngọt.

Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn

Quy kinh: Vào kinh Phế, thông 12 kinh lạc.

Thành phần hoá học: Saponin triterpen, vitamin, đường, tinh bột.

Tác dụng: Đại bổ nguyên khí, bổ tỳ ích phế, chỉ khát, an thần, tăng trí.

Chủ trị: Chứng khí hư dục thoát, mạch vi dục tuyệt, tỳ khí phế khí hư nhược, tân dịch tổn thương, chứng tiêu khát, khí huyết hư suy, thần chí rối loạn, dương nuy.

Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.

Cách chế biến:
+ Theo Trung Y : Tẩm rượu, ủ mềm, thái lát, lót giấy lên chảo sao nhỏ lửa.
+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nếu cứng hấp trong nồi cơm cho vừa mềm, thái lát mỏng một ly (dùng sống). Tẩm nước gừng, sao gạo nếp cho vàng rồi cho nhân sâm vào đảo qua, bắc chảo, đảo thêm một lúc là được.
Sau khi bào chế có thể tán bột mà uống hoặc uống với thuốc thang đã sắc.

Kiêng kỵ:
+ Phụ nữ mới sanh huyết xông lên, bệnh sơ cảm mới phát, mới thổ huyết đều không nên dùng.
+ Nhân sâm phản tác dụng của Ngũ linh chi, kỵ Lilu
+ Khi dùng Nhân sâm, không nên uống Trà hoặc ăn Củ cải.
+ Phúc thống phục Nhân sâm tắc tử

Bảo quản: đậy kín, dưới lót vôi sống hay gạo rang, dễ bị sâu mọt ăn.

Ghi chú:
- Sâm có tác dụng làm hưng phấn hệ thần kinh và tăng nhịp tim, không nên dùng quá liều.
- Nhân sâm là tên gọi chung cho nhiều loại sâm có hình dáng tựa như hình người như Sâm Cao Ly, Cát Lâm sâm, Dã sơn sâm, Tây dương sâm, Bạch sâm. Dã sơn sâm và nhân sâm Trung Quốc được coi là có chất lượng tốt nhất và có dược tính đúng theo như nhân sâm trong các tài liệu cổ và đắt hơn các loại sâm khác rất nhiều.
Các sản phẩm của Dược Liệu Việt Nam sử dụng dược liệu đương quy là thành phần chính:

►Care Plus - Bổ sung dưỡng chất, giúp ăn ngon
 

Sản phẩm cùng loại

Long Nhãn

Long Nhãn

Giá bán: Liên hệ
Cỏ Xước

Cỏ Xước

Giá bán: Liên hệ
Dứa Bà

Dứa Bà

Giá bán: Liên hệ
Rung Rúc

Rung Rúc

Giá bán: Liên hệ
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?