Tên khoa học: Radix Aconiti
Giới thiệu: Cây thảo sống nhiều năm cao 0,6-1m. Rễ củ hình nón, mọc thành chuỗi, có củ cái, củ con. Thân đứng, hình trụ nhẵn. Lá của cây con hình tim tròn, mép có răng cưa to. Lá già xẻ 3thuỳ không đều, mặt lá có lông ngắn, mép khía răng nhọn. Cụm hoa chùm, dày ở ngọn thân, hoa không đều, màu xanh lam; lá bắc nhỏ; lá đài phía sau hình mũ nông. Quả có 5 đại mỏng. Hạt có vẩy ở trên mặt. Ra hoa kết quả tháng 10-11.
Cây mọc hoang ở vùng núi cao, nơi ẩm mát, rải rác một số nơi thuộc các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái.
Thu hái, sơ chế: Thu hái rễ củ vào mùa thu trước khi cây ra hoa, rửa sạch, phơi khô. Dùng ngoài có thể ngâm rượu để xoa bóp. Dùng trong phải chế (nấu 9 lần với Ðậu đen và muối) để có Phụ tử chế dùng trong thuốc thang.
Tính vị: Vị đắng, cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can, Tỳ
Thành phần hoá học: Rễ củ chứa alcaloid là Aconitin.
Dược năng: Khu phong, táo thấp, tán hàn, chỉ thống. Ô đầu có tác dụng tán hàn, giảm đau mạnh hơn Hắc phụ tử nhưng có độc tính cao hơn và tính bổ dưỡng kém hơn.
Chủ trị:
- Trị các chứng sưng đau, đau tức ở ngực, đau bụng, nhức đầu do phong hàn thấp.
- Trị đau nhức khớp xương, đau lưng, lạnh chân
Liều dùng: 1,5 - 4,5g
Độc tính: Độc tính rất cao, thường chỉ dùng ngoài. Nếu dùng trong thuốc sắc thì nên sắc khoảng 30 phút trước khi cho các vị khác vào và có thể kết hợp với Cam thảo, Can khương để giảm bớt độc tính.
Kiêng kỵ:
- Phụ nữ có thai cấm dùng
- Ô đầu kỵ Xuyên bối mẫu, Bán hạ, Qua lâu, Bạch liễm, Bạch cập
- Ô đầu phản tác dụng của Tê giác
Giới thiệu: Cây thảo sống nhiều năm cao 0,6-1m. Rễ củ hình nón, mọc thành chuỗi, có củ cái, củ con. Thân đứng, hình trụ nhẵn. Lá của cây con hình tim tròn, mép có răng cưa to. Lá già xẻ 3thuỳ không đều, mặt lá có lông ngắn, mép khía răng nhọn. Cụm hoa chùm, dày ở ngọn thân, hoa không đều, màu xanh lam; lá bắc nhỏ; lá đài phía sau hình mũ nông. Quả có 5 đại mỏng. Hạt có vẩy ở trên mặt. Ra hoa kết quả tháng 10-11.
Cây mọc hoang ở vùng núi cao, nơi ẩm mát, rải rác một số nơi thuộc các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái.
Thu hái, sơ chế: Thu hái rễ củ vào mùa thu trước khi cây ra hoa, rửa sạch, phơi khô. Dùng ngoài có thể ngâm rượu để xoa bóp. Dùng trong phải chế (nấu 9 lần với Ðậu đen và muối) để có Phụ tử chế dùng trong thuốc thang.
Tính vị: Vị đắng, cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can, Tỳ
Thành phần hoá học: Rễ củ chứa alcaloid là Aconitin.
Dược năng: Khu phong, táo thấp, tán hàn, chỉ thống. Ô đầu có tác dụng tán hàn, giảm đau mạnh hơn Hắc phụ tử nhưng có độc tính cao hơn và tính bổ dưỡng kém hơn.
Chủ trị:
- Trị các chứng sưng đau, đau tức ở ngực, đau bụng, nhức đầu do phong hàn thấp.
- Trị đau nhức khớp xương, đau lưng, lạnh chân
Liều dùng: 1,5 - 4,5g
Độc tính: Độc tính rất cao, thường chỉ dùng ngoài. Nếu dùng trong thuốc sắc thì nên sắc khoảng 30 phút trước khi cho các vị khác vào và có thể kết hợp với Cam thảo, Can khương để giảm bớt độc tính.
Kiêng kỵ:
- Phụ nữ có thai cấm dùng
- Ô đầu kỵ Xuyên bối mẫu, Bán hạ, Qua lâu, Bạch liễm, Bạch cập
- Ô đầu phản tác dụng của Tê giác