Tên khoa học: Testudo elongata Blyth - Testudinidae
Giới thiệu: Con rùa là một con vật thường sống ở dưới nước, có 4 chân, duỗi ngắn, có thể rụt cả đầu, chân và đuôi vào trong mu lưng và yếm (bụng) rùa. Mu rùa hay yếm rùa là những vỏ rất cứng. Rùa thường sống ở những nơi có nhiều ao hồ.
+ Loại ở núi (Sơn quy) có nhiều thứ: thứ nhỏ bằng bàn tay, yếm ở giữa có hình chữ vương chéo, mỏng, soi thấy trong vàng đậm là thứ rùa quý nhất thường gọi là Kim quy hay Kim tiền quy; có thứ to hơn, yếm sắc vàng nhạt, dày là hạng vừa; cũng có thứ yếm to hơn, sắc đen không dùng làm thuốc.
+ Loại ở nước (thuỷ quy): thường có yếm hoa, dày không dùng làm thuốc. Nói chung dùng yếm rùa làm cao thì phải chọn thứ yếm mỏng còn màng bọc bên ngoài, các miếng yếm còn dính vào nhau là tốt; thứ yếm vụn nát, đen, mất màng hoặc lẫn lộn thứ yếm rùa khác là xấu.
+ “Huyết bản” là yếm con rùa còn sống, lấy riêng yếm làm thuốc.
+ “Thông bản” là yếm con rùa đã luộc đi để ăn thịt rồi lấy yếm làm thuốc.
Thu hoạch, sơ chế: Có thể thu hoạch Quy bản quanh năm, nhưng nhiều nhất vào các tháng 8- 12.
Có nhiều cách chế biến: Khi đã sao vàng thì nghiền ra bột để chế thuốc hoàn, hoặc nấu cao, hoặc bốc thuốc thang.
Tính vị : Vị ngọt, mặn, tính hàn
Quy kinh: Vào Thận, kiêm vào kinh Tâm, Can, Tỳ
Thành phần chủ yếu: Chất keo, lipid, muối calci.
Tác dụng, chủ trị: Bổ Thận âm, thu liễm hư hỏa. Hạ được chứng âm hư nóng âm ỉ trong xương, lao nhiệt, ho lâu, băng huyết, khí hư ra kéo dài, và chứng trĩ dò lâu ngày, cũng có thể trị được đàn bà khi đẻ xương chậu không không mở, trẻ nhỏ thóp không liền.
Liều dùng: Ngày uống 12-24g. Quy bản dưới dạng thuốc sắc, thuốc viên hay thuốc bột.
Cao quy bản: Ngày uống 10- 1 5g, chia 3 lần uống.
Kiêng kỵ: Người bệnh hư nhược mà không có hỏa thì kiêng dùng. Phụ nữ có thai không dùng.
Bảo quản: Miếng cao gói trong giấy bóng kính cho vào thùng kín, dưới có lót vôi sống để hút ẩm. Cao lỏng đóng vào chai lọ sạch, nút kỹ gắn xi. Thuốc phiến để chỗ khô ráo.
Giới thiệu: Con rùa là một con vật thường sống ở dưới nước, có 4 chân, duỗi ngắn, có thể rụt cả đầu, chân và đuôi vào trong mu lưng và yếm (bụng) rùa. Mu rùa hay yếm rùa là những vỏ rất cứng. Rùa thường sống ở những nơi có nhiều ao hồ.
+ Loại ở núi (Sơn quy) có nhiều thứ: thứ nhỏ bằng bàn tay, yếm ở giữa có hình chữ vương chéo, mỏng, soi thấy trong vàng đậm là thứ rùa quý nhất thường gọi là Kim quy hay Kim tiền quy; có thứ to hơn, yếm sắc vàng nhạt, dày là hạng vừa; cũng có thứ yếm to hơn, sắc đen không dùng làm thuốc.
+ Loại ở nước (thuỷ quy): thường có yếm hoa, dày không dùng làm thuốc. Nói chung dùng yếm rùa làm cao thì phải chọn thứ yếm mỏng còn màng bọc bên ngoài, các miếng yếm còn dính vào nhau là tốt; thứ yếm vụn nát, đen, mất màng hoặc lẫn lộn thứ yếm rùa khác là xấu.
+ “Huyết bản” là yếm con rùa còn sống, lấy riêng yếm làm thuốc.
+ “Thông bản” là yếm con rùa đã luộc đi để ăn thịt rồi lấy yếm làm thuốc.
Thu hoạch, sơ chế: Có thể thu hoạch Quy bản quanh năm, nhưng nhiều nhất vào các tháng 8- 12.
Có nhiều cách chế biến: Khi đã sao vàng thì nghiền ra bột để chế thuốc hoàn, hoặc nấu cao, hoặc bốc thuốc thang.
Tính vị : Vị ngọt, mặn, tính hàn
Quy kinh: Vào Thận, kiêm vào kinh Tâm, Can, Tỳ
Thành phần chủ yếu: Chất keo, lipid, muối calci.
Tác dụng, chủ trị: Bổ Thận âm, thu liễm hư hỏa. Hạ được chứng âm hư nóng âm ỉ trong xương, lao nhiệt, ho lâu, băng huyết, khí hư ra kéo dài, và chứng trĩ dò lâu ngày, cũng có thể trị được đàn bà khi đẻ xương chậu không không mở, trẻ nhỏ thóp không liền.
Liều dùng: Ngày uống 12-24g. Quy bản dưới dạng thuốc sắc, thuốc viên hay thuốc bột.
Cao quy bản: Ngày uống 10- 1 5g, chia 3 lần uống.
Kiêng kỵ: Người bệnh hư nhược mà không có hỏa thì kiêng dùng. Phụ nữ có thai không dùng.
Bảo quản: Miếng cao gói trong giấy bóng kính cho vào thùng kín, dưới có lót vôi sống để hút ẩm. Cao lỏng đóng vào chai lọ sạch, nút kỹ gắn xi. Thuốc phiến để chỗ khô ráo.