Tên khoa học: Nymphaea stellata Willd
Mô tả: Cây sống ở nước. Thân rễ ngắn, có nhiều củ nhỏ. Lá mọc nổi trên mặt nước, có cuống dài, phiến tròn hay xoan, mép có răng, mặt trên xanh lục, mặt dưới tím. Hoa mọc riêng lẻ, màu tím hoặc xanh lơ, có khi trắng, rộng 7-15cm, thường có 4-6 lá đài xanh có đốm đen, 11-14 cánh hoa, khoảng 40 nhị với bao phấn có mỏ vàng, nhiều lá noãn rời nhau.
Bộ phận dùng: Thân rễ và hoa - Rhizoma et Flos Nymphaeae Stellatae.
Nơi sống và thu hái: Loài cổ nhiệt đới, mọc trong các hồ ao ruộng nước. Thường được trồng lấy cuống hoa nấu canh ăn và củ cũng ăn được. Khi dùng làm thuốc, nhổ cây lấy rễ củ dưới đất, rửa sạch, loại bỏ vỏ ngoài, phơi khô, xông lưu huỳnh, bảo quản nơi khô ráo.
Thành phần hoá học: Cây chứa alcaloid (nupharin), một hoạt chất estrogen. Trong củ còn có tinh bột.
Tính vị, tác dụng: Súng là loại cây có tính chất làm dịu dục tình, chống co thắt, gây ngủ, hơi bổ tim và hô hấp; rễ có tác dụng cường tráng, thu liễm.
Công dụng: Thường dùng trị các trạng thái kích thích tình dục (cương đau dương vật, loạn dâm, mộng tinh, di tinh) hoặc bạch đới, bạch trọc, chứng mất ngủ, hội chứng bồn chồn, tim đập mạnh, lỵ, ỉa chảy, ho (có khi cả ho lao), viêm bàng quang, viêm thận, đái són; còn dùng chữa đau lưng mỏi gối.
Ở Ấn Độ, cũng dùng như Súng đỏ - Nymphaea rubra Roxb. Thân rễ tán bột dùng trị đầy hơi, ỉa chảy và trĩ; nước sắc hoa dùng chữa tim đập nhanh.
Cách dùng: Ngày dùng 30g dạng thuốc sắc hay hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác. Có thể dùng hoa hay củ hãm uống mỗi lần 1 thìa cà phê bột hoặc hoa củ khô trong một chén nước sôi, ngày 2-3 lần giữa các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Hoặc dùng cao nước với liều 0,2-0,3g củ dùng lùi trong tro bếp nóng để ăn. Hạt cũng ăn được. Lá cũng dùng chữa sốt rét cơn.
Chú ý: Người đại tiện táo bón, tiểu tiện bí không nên dùng.
Mô tả: Cây sống ở nước. Thân rễ ngắn, có nhiều củ nhỏ. Lá mọc nổi trên mặt nước, có cuống dài, phiến tròn hay xoan, mép có răng, mặt trên xanh lục, mặt dưới tím. Hoa mọc riêng lẻ, màu tím hoặc xanh lơ, có khi trắng, rộng 7-15cm, thường có 4-6 lá đài xanh có đốm đen, 11-14 cánh hoa, khoảng 40 nhị với bao phấn có mỏ vàng, nhiều lá noãn rời nhau.
Bộ phận dùng: Thân rễ và hoa - Rhizoma et Flos Nymphaeae Stellatae.
Nơi sống và thu hái: Loài cổ nhiệt đới, mọc trong các hồ ao ruộng nước. Thường được trồng lấy cuống hoa nấu canh ăn và củ cũng ăn được. Khi dùng làm thuốc, nhổ cây lấy rễ củ dưới đất, rửa sạch, loại bỏ vỏ ngoài, phơi khô, xông lưu huỳnh, bảo quản nơi khô ráo.
Thành phần hoá học: Cây chứa alcaloid (nupharin), một hoạt chất estrogen. Trong củ còn có tinh bột.
Tính vị, tác dụng: Súng là loại cây có tính chất làm dịu dục tình, chống co thắt, gây ngủ, hơi bổ tim và hô hấp; rễ có tác dụng cường tráng, thu liễm.
Công dụng: Thường dùng trị các trạng thái kích thích tình dục (cương đau dương vật, loạn dâm, mộng tinh, di tinh) hoặc bạch đới, bạch trọc, chứng mất ngủ, hội chứng bồn chồn, tim đập mạnh, lỵ, ỉa chảy, ho (có khi cả ho lao), viêm bàng quang, viêm thận, đái són; còn dùng chữa đau lưng mỏi gối.
Ở Ấn Độ, cũng dùng như Súng đỏ - Nymphaea rubra Roxb. Thân rễ tán bột dùng trị đầy hơi, ỉa chảy và trĩ; nước sắc hoa dùng chữa tim đập nhanh.
Cách dùng: Ngày dùng 30g dạng thuốc sắc hay hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác. Có thể dùng hoa hay củ hãm uống mỗi lần 1 thìa cà phê bột hoặc hoa củ khô trong một chén nước sôi, ngày 2-3 lần giữa các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Hoặc dùng cao nước với liều 0,2-0,3g củ dùng lùi trong tro bếp nóng để ăn. Hạt cũng ăn được. Lá cũng dùng chữa sốt rét cơn.
Chú ý: Người đại tiện táo bón, tiểu tiện bí không nên dùng.
Từ khóa:
súng,
cây hoa súng