Thương Lục

Giá bán: Liên hệ
  • Thương lục là một cây loại thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1m. Toàn thân cây nhẵn, không có lông. Thân hình trụ tròn hoặc hơi có cạnh màu xanh lục pha màu đỏ tím. Lá đơn, nguyên, có cuống, mọc so le, phiến lá hình trứng tròn, đầu nhọn, mép lá nguyên, hai mặt lá nhẵn, dài 10-38cm, rộng 13-14cm. Cụm hoa hình chùm, dài 15-20cm, gồm nhiều hoa mẫu 5 màu trắng. Quả mọng, hình cầu dẹt có 8-10 múi, với vòi nhụy tồn tại, khi chín có màu đỏ tía hay tím đen. Mùa hoa: Tháng 5 đến tháng 7, mùa quả chín từ tháng 8 đến tháng 10.
Tên khoa học: Phytolacca acinosa Roxb. - Phytolaccaceae

Giới thiệu: Thương lục là một cây loại thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1m. Toàn thân cây nhẵn, không có lông. Thân hình trụ tròn hoặc hơi có cạnh màu xanh lục pha màu đỏ tím. Lá đơn, nguyên, có cuống, mọc so le, phiến lá hình trứng tròn, đầu nhọn, mép lá nguyên, hai mặt lá nhẵn, dài 10-38cm, rộng 13-14cm. Cụm hoa hình chùm, dài 15-20cm, gồm nhiều hoa mẫu 5 màu trắng. Quả mọng, hình cầu dẹt có 8-10 múi, với vòi nhụy tồn tại, khi chín có màu đỏ tía hay tím đen. Mùa hoa: Tháng 5 đến tháng 7, mùa quả chín từ tháng 8 đến tháng 10.

Cây Thương lục mới di thực vào nước ta từ khoảng 10 năm trở lại đây.

Thu hái, sơ chế: Đào rễ về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch để nguyên rễ đem phơi trong bóng mát cho đến khi khô. Có người muốn cho mùi vị rễ giống mùi vị nhân sâm nên đem ngâm rễ vào rượu 40 độ có pha mật ong (1kg rễ ngâm với 250ml rượu trắng và 250ml mật ong) cho đến khi ngấm đều. Phơi hay sấy khô, hoặc thái mỏng trước khi phơi hay sấy khô.

Tính vị: Vị đắng, tính hàn

Quy kinh: Vào kinh phế, thận, đại trường

Thành phần chủ yếu: Phytolaccine (Thương lục kiềm), Phytolaccatoxin, rất nhiều muối potassium ntrate, oxyminstinic acid, saponozid.

Tác dụng: Lợi niệu trục thủy, tiêu thũng tán kết.

Chủ trị: Các chứng thủy thũng, phức thủy, ung thũng (dùng ngoài).

Liều dùng: 5 - 10gg chế dấm để giảm độc, dùng ngoài vừa đủ.

Độc tính: Không dùng quá liều, dùng với sự chỉ dẫn của thầy thuốc

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai cấm dùng.

Chú ý: Thường bị nhầm rễ cây này với tên Nhân sâm làm thuốc bổ. Vì vậy cần đặc biệt lưu ý để tránh nhầm lẫn. 

Sản phẩm cùng loại

Kê Nội Kim

Kê Nội Kim

Giá bán: Liên hệ
Đại Phúc Bì

Đại Phúc Bì

Giá bán: Liên hệ
Cây Khế

Cây Khế

Giá bán: Liên hệ
Trư Linh

Trư Linh

Giá bán: Liên hệ
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?