Trần Bì

Giá bán: Liên hệ
  • Cây nhỏ, thân cành có gai. Lá đơn mọc so le, mép khía răng cưa, vỏ có mùi thơm đặc biệt. Hoa nhỏ có màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá.
Tên khoa học: Citrus reticulata Blanco – Rutaceae

Giới thiệu: Cây nhỏ, thân cành có gai. Lá đơn mọc so le, mép khía răng cưa, vỏ có mùi thơm đặc biệt. Hoa nhỏ có màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình cầu, hơi dẹt, màu vàng cam hay vàng đỏ. Vỏ mỏng nhẵn hay hơi sần sùi, dễ bóc. Mùi thơm ngon, nhiều hạt.

Trồng ở khắp các tỉnh miền Bắc và miền Nam nước ta. Nhiều nhất tại các tỉnh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Cao Lạng.

Thu hái, sơ chế: Thu hái quả tháng 11 đến tháng 1 năm sau, phơi khô.

Mô tả dược liệu: Vỏ cuốn lại hoặc quăn, dày 0,1 – 0,15 cm, có mảnh còn vết tích của cuống quả. Mặt ngoài màu vàng nâu hay nâu nhạt, có nhiều chấm màu sẫm hơn và lõm xuống (túi tiết). Mặt trong xốp, màu trắng ngà hoặc hồng nhạt, thường lộn ra ngoài. Vỏ nhẹ, giòn, dễ bẻ gãy. Mùi thơm, vị hơi đắng, hơi cay.

Bào chế:
- Rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, dùng sống hoặc sao, càng để lâu càng tốt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Rửa sạch (không rửa lâu), lau, cạo sạch phía trong, thái nhỏ, phơi nắng vừa cho khô. Sao nhẹ lửa để dùng (trị nôn, dạ dầy đau). Có khi tẩm mật ong hoặc muới, sao qua để dùng [trị ho] (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

Mô tả dược liệu:
+ Trần bì: Thường cắt thành 4 miếng, mỗi miếng phần nhiều là hình bầu dục, chỗ cuống quả liền lại, có lúc miếng vỏ tách rời ra hoặc thành xiên méo. Mặt ngoài mầu vàng đỏ hoặc nâu đỏ, có đường nhăn và điểm lõm nhỏ hình tròn, đem ra ánh sáng thấy có điểm lõm nhỏ nhưng không rõ lắm. Mềm nhưng khô thì dòn, dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy không bằng phẳng. Mùi thơm, vị hơi ngọt sau đó thấy đắng, cay (Dược Tài Học).
+ Quảng Trần Bì: Thường bóc thành 5 miếng, hoặc xé rời từng miếng. Mặt ngoài mầu tía nâu hoặc nâu hồng nhạt, nhiều đường nhăn, có điểm lõm hình tròn, đưa ra sáng thấy hơi thấu sang. Mặt trong mầu vàng trắng ngà, lồi lõm, có những gân xơ không đều, cũng có điểm nhỏ lõm xuống. Mềm nhũn, khó bẻ gẫy, chỗ gẫy không bằng (Dược Tài Học).

Tính vị: Vị cay đắng, tính ôn

Quy kinh: Vào kinh Phế, Can, Tỳ, Vị

Thành phần chủ yếu: Trong vỏ quít có khoảng 1,5 - 2% tinh dầu, trong đó chủ yếu có: Limolene, lopropenyl-toluene, Elemene, Copaneme, Humulene, Beta-sesqui-phellandrene, Anpha-humulenol acetate, Hesperidin, Caroten, Cryptoxanthin, Vitamin B1, C.

Tác dụng: Lý khí điều trung, táo thấp hóa đàm.

Chủ trị: Tỳ vị khí trệ, khí hư, đầy bụng ăn không tiêu, đàm thấp ứ trệ, phế khí mất tuyên thông

Liều lượng: Uống: cho vào thuốc thang 3 -9g.

Kiêng kỵ: Dùng thận trọng đối với các trường hợp sau: thực nhiệt, khí hư, âm hư, ho khan, thổ huyết. Trần bì uống nhiều, dùng lâu có hại đến nguyên khí, cần chú ý.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh nóng ẩm.

Sản phẩm cùng loại

Bạch Hoa Xà

Bạch Hoa Xà

Giá bán: Liên hệ
Đông Quỳ Tử

Đông Quỳ Tử

Giá bán: Liên hệ
Thuỷ Phù Liên

Thuỷ Phù Liên

Giá bán: Liên hệ
Cam Toại

Cam Toại

Giá bán: Liên hệ
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?