Retail Network Drug Stores

Ma Hoàng

  • Ma hoàng  để trị cảm phong hàn biểu biểu hiện như nghiến răng, sốt, đau đầu, đau toàn thân, nghẹt mũi, không ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng
Tên gọi khác: Ma hoàng thảo

Tên khoa học: Ephedra sp. - Ephedraceae

Giới thiệu: Cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30-70cm. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt dài chừng 3-6cm trên có rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thoái hóa thành vảy nhỏ, phía dưới lá màu hồng nâu, phía trên màu tro trắng, đầu lá nhọn và cong. Hoa đực hoa cái khác cành. Cành hoa đực nhiều hơn (4-5 đôi). Quả thịt màu đỏ.

Ma hoàng chưa thấy có ở nước ta, còn phải nhập ở Trung Quốc.

Thu hái, sơ chế: Cuối mùa thu cắt lấy thân mầu, phơi khô.

Mô tả dược liệu: Thân hình trụ tròn, nhỏ dài, có phân chi và có dính ít gốc chất gỗ mầu nâu. Dài khoảng 40cm, đường kính độ 0,2cm, mầu vàng lục hoặc xanh nhạt. Ở thân có đường nhăn nhỏ, chạy dọc, sờ vào hơi có cảm giác thô, đốt rõ.

Trên đốt có 2 – 3 lá nhỏ, trên mầu trắng xám, đầu nhọn, dưới gốc mầu nâu liền với nhau thành dạng hình ống. Chất nhẹ, dòn, dễ bẻ. Bẻ ra có bụi nhỏ bay ra. Mặt bẻ không bằng, hơi có xơ, trong ruột mầu vàng hồng. Hơi thơm, vị đắng, hơi chat.

Tính vị: Vị cay, tê, hơi đắng, tính ôn

Quy kinh: Vào kinh phế, bàng quang

Dược năng: Thông kinh lạc, tán phong hàn, phát hãn, hành thủy

Chủ trị:
- Ma hoàng tính ấm và có tác dụng nhanh dùng để trị cảm phong hàn biểu biểu hiện như nghiến răng, sốt, đau đầu, đau toàn thân, nghẹt mũi, không ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn: Dùng Ma hoàng hợp với Quế chi trong bài Ma Hoàng Thang.
- Trị hen suyễn, choáng, nổi mẩn, ho gà (dùng hoạt chất). Trị thấp khớp (dùng sắc).
- Ho và hen do cảm phong hàn ở phần biểu: Dùng Ma hoàng với Hạnh nhân.
- Phù kèm hội chứng biểu dùng Ma hoàng với Thạch cao.

Liều dùng: 2 - 10g

Kiêng kỵ: Khí hư, hay đổ mồ hôi không dùng

Bảo quản: Để nơi mát, khô, tránh ánh nắng.

Products in this Category

You did not use the site, Click here to remain logged. Timeout: 60 second
1