Tên khoa học: Trichosanthes spp. - Cucurbitaceae
Giới thiệu: Cây thảo leo sống nhiều năm, thân có rãnh, tua cuốn có 2-3 (-5) nhánh. Lá mọc so le; phiến dài 5-14cm, rộng 3-5cm, chia 3-5 thuỳ, dày, dai, mặt trên nhám nhám. Cây có hoa khác chỗ, chùm hoa đực dài 15cm, lá bắc to có răng; hoa rộng 7cm, màu trắng, cánh hoa cao 2,5cm, nhị 3. Hoa cái mọc đơn độc; bầu có cuống, dài 3cm. Quả mọng tròn, to 9-10cm, màu vàng cam; hạt tròn dẹp, dài 11-16mm, rộng 7-12mm, trong có lớp vỏ lụa màu xanh. Ra hoa tháng 6-8, có quả tháng 9-10.
Qua lâu sinh sống tại Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trên đất rừng bên khe hay mé đường vùng núi Cao Bằng và cùng mọc trên đất cát hoang ở Ninh Thuận, Bình Thuận.
Thu hái, sơ chế: Quả thu hái vào tháng 9-10, lấy vỏ quả và hạt phơi khô.
Thành phần hóa học: Hạt chứa khoảng 25% dầu; rễ chứa nhiều tinh bột và 1% saponosid.
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào các kinh Phế, Vị và Đại trường.
Tác dụng: Thanh nhiệt hoá đàm, nhuận phế, chống ho, nhuận tràng
Công dụng: Chữa ho lâu ngày, ho có đờm, sưng yết hầu, nhuận tràng.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 9-15g, dạng thuốc sắc (sau khi ép kiệt hết chất dầu).
Chú ý: Nếu để nhân hạt mà dùng sẽ sinh nôn nao khó chịu, buồn mửa, do vậy khi dùng phải ép bớt dầu.
Giới thiệu: Cây thảo leo sống nhiều năm, thân có rãnh, tua cuốn có 2-3 (-5) nhánh. Lá mọc so le; phiến dài 5-14cm, rộng 3-5cm, chia 3-5 thuỳ, dày, dai, mặt trên nhám nhám. Cây có hoa khác chỗ, chùm hoa đực dài 15cm, lá bắc to có răng; hoa rộng 7cm, màu trắng, cánh hoa cao 2,5cm, nhị 3. Hoa cái mọc đơn độc; bầu có cuống, dài 3cm. Quả mọng tròn, to 9-10cm, màu vàng cam; hạt tròn dẹp, dài 11-16mm, rộng 7-12mm, trong có lớp vỏ lụa màu xanh. Ra hoa tháng 6-8, có quả tháng 9-10.
Qua lâu sinh sống tại Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trên đất rừng bên khe hay mé đường vùng núi Cao Bằng và cùng mọc trên đất cát hoang ở Ninh Thuận, Bình Thuận.
Thu hái, sơ chế: Quả thu hái vào tháng 9-10, lấy vỏ quả và hạt phơi khô.
Thành phần hóa học: Hạt chứa khoảng 25% dầu; rễ chứa nhiều tinh bột và 1% saponosid.
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào các kinh Phế, Vị và Đại trường.
Tác dụng: Thanh nhiệt hoá đàm, nhuận phế, chống ho, nhuận tràng
Công dụng: Chữa ho lâu ngày, ho có đờm, sưng yết hầu, nhuận tràng.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 9-15g, dạng thuốc sắc (sau khi ép kiệt hết chất dầu).
Chú ý: Nếu để nhân hạt mà dùng sẽ sinh nôn nao khó chịu, buồn mửa, do vậy khi dùng phải ép bớt dầu.