Thạch Vi
- Cây thảo sống nhiều năm cao 10-30cm, có thân rễ bò dài mang vẩy thon, bìa gợn sóng. Cuống 2-10cm, mảnh, có đốt ở gốc; phiến hơi đa dạng, tròn dài, nhỏ hay hẹp thon dài 8-18cm, rộng 2-5cm, dai, gân phụ rõ, mặt trên gần như không lông, mặt dưới có lông hình sao vàng hoe. ổ túi bào tử phủ trọn mặt dưới, màu đỏ đậm; bào tử xoan, nâu nhạt.
Tên khoa học: Pyrrosia cheareru- Schizaeaceae
Giới thiệu: Cây thảo sống nhiều năm cao 10-30cm, có thân rễ bò dài mang vẩy thon, bìa gợn sóng. Cuống 2-10cm, mảnh, có đốt ở gốc; phiến hơi đa dạng, tròn dài, nhỏ hay hẹp thon dài 8-18cm, rộng 2-5cm, dai, gân phụ rõ, mặt trên gần như không lông, mặt dưới có lông hình sao vàng hoe. ổ túi bào tử phủ trọn mặt dưới, màu đỏ đậm; bào tử xoan, nâu nhạt.
Cây mọc bám trên đá trong rừng núi, gặp nhiều nơi ở các tỉnh miền núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Vĩnh Phú, Hà Tây đến Thừa Thiên - Huế vào tận Ðà Lạt (Lâm Ðồng); có nơi cây mọc thành những đám rất lớn.
Thu hái, sơ chế: Quanh năm đều có thể hái, về bỏ thân rễ và rễ con, lá thái nhỏ làm thuốc khô hoặc tươi.
Thành phần hóa học: Trong lá có phytosterol, tanin thuộc loại pyrocatechic, những đường khử oxy, các chất béo và các chất vô cơ; còn có diploptene, b-sitosterol.
Tính vị: Vị hơi đắng, tính bình
Quy kinh: Vào kinh Phế, Bàng quang.
Tác dụng: Lợi niệu bài thạch; thanh phế tả nhiệt, lương huyết chỉ huyết; chống ho, làm long đờm.
Chủ trị: Viêm thận thuỷ thũng; Viêm nhiễm niệu đạo, sỏi niệu đạo; Bế kinh; Viêm phế quản, viêm bàng quang; Suyễn khan (háo suyễn), phổi có mủ; Khạc ra máu, nôn ra máu, đái ra máu, đại tiện ra máu, băng lậu.
Liều dùng: 10-30g, dạng thuốc sắc. Còn dùng chữa ngoại thương xuất huyết.
Giới thiệu: Cây thảo sống nhiều năm cao 10-30cm, có thân rễ bò dài mang vẩy thon, bìa gợn sóng. Cuống 2-10cm, mảnh, có đốt ở gốc; phiến hơi đa dạng, tròn dài, nhỏ hay hẹp thon dài 8-18cm, rộng 2-5cm, dai, gân phụ rõ, mặt trên gần như không lông, mặt dưới có lông hình sao vàng hoe. ổ túi bào tử phủ trọn mặt dưới, màu đỏ đậm; bào tử xoan, nâu nhạt.
Cây mọc bám trên đá trong rừng núi, gặp nhiều nơi ở các tỉnh miền núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Vĩnh Phú, Hà Tây đến Thừa Thiên - Huế vào tận Ðà Lạt (Lâm Ðồng); có nơi cây mọc thành những đám rất lớn.
Thu hái, sơ chế: Quanh năm đều có thể hái, về bỏ thân rễ và rễ con, lá thái nhỏ làm thuốc khô hoặc tươi.
Thành phần hóa học: Trong lá có phytosterol, tanin thuộc loại pyrocatechic, những đường khử oxy, các chất béo và các chất vô cơ; còn có diploptene, b-sitosterol.
Tính vị: Vị hơi đắng, tính bình
Quy kinh: Vào kinh Phế, Bàng quang.
Tác dụng: Lợi niệu bài thạch; thanh phế tả nhiệt, lương huyết chỉ huyết; chống ho, làm long đờm.
Chủ trị: Viêm thận thuỷ thũng; Viêm nhiễm niệu đạo, sỏi niệu đạo; Bế kinh; Viêm phế quản, viêm bàng quang; Suyễn khan (háo suyễn), phổi có mủ; Khạc ra máu, nôn ra máu, đái ra máu, đại tiện ra máu, băng lậu.
Liều dùng: 10-30g, dạng thuốc sắc. Còn dùng chữa ngoại thương xuất huyết.