Tên gọi khác: trữ ma, tầm ma, tầm gai, cây gai bánh
Tên khoa học: Boehmeria nivea (L.) Gaud. - Urticaceae
Giới thiệu: Cây sống lâu năm, có thể cao tới 1,5 - 2m. Lá lớn, mọc so le, hình tim, dài 7 - 15cm, rộng 4 - 8cm, mép có răng cưa, đáy lá hình tim hay hơi tròn, mặt dưới trắng vì có nhiều lông trắng, mặt trên có màu lục sẫm, ráp, có 3 gân từ cuống phát ra. Hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực có 4 lá dài và 4 nhị. Hoa cái có đài hợp chia làm 3 răng. Quả bế mang đài tồn tại.
Ở nước ta, Cây Gai được trồng hoặc mọc hoang ở khắp nơi.
Thu hái, sơ chế: Rễ hái vào bất kỳ mùa nào, nhưng tốt nhất vào thu đông. Hái về rửa sạch đất, phơi hay sấy khô.
Tính vị: Vị ngọt, tính hàn, không độc.
Quy kinh: Vào kinh Bàng quang.
Chủ trị: Kháng khuẩn, lợi tiểu; chữa động thai, đau bụng ra huyết; sa, viêm tử cung; trĩ, xích bạch đới, đái dắt, đái đục, đái ra máu, mụn lở.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 12 - 20g dạng sắc, bột, viên. Dùng an thai chỉ uống 2 - 3 ngày. Dùng ngoài, rễ tươi giã đắp hoặc đun nước để rửa.
Kiêng kỵ: Không thực nhiệt không dùng.
Tên khoa học: Boehmeria nivea (L.) Gaud. - Urticaceae
Giới thiệu: Cây sống lâu năm, có thể cao tới 1,5 - 2m. Lá lớn, mọc so le, hình tim, dài 7 - 15cm, rộng 4 - 8cm, mép có răng cưa, đáy lá hình tim hay hơi tròn, mặt dưới trắng vì có nhiều lông trắng, mặt trên có màu lục sẫm, ráp, có 3 gân từ cuống phát ra. Hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực có 4 lá dài và 4 nhị. Hoa cái có đài hợp chia làm 3 răng. Quả bế mang đài tồn tại.
Ở nước ta, Cây Gai được trồng hoặc mọc hoang ở khắp nơi.
Thu hái, sơ chế: Rễ hái vào bất kỳ mùa nào, nhưng tốt nhất vào thu đông. Hái về rửa sạch đất, phơi hay sấy khô.
Tính vị: Vị ngọt, tính hàn, không độc.
Quy kinh: Vào kinh Bàng quang.
Chủ trị: Kháng khuẩn, lợi tiểu; chữa động thai, đau bụng ra huyết; sa, viêm tử cung; trĩ, xích bạch đới, đái dắt, đái đục, đái ra máu, mụn lở.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 12 - 20g dạng sắc, bột, viên. Dùng an thai chỉ uống 2 - 3 ngày. Dùng ngoài, rễ tươi giã đắp hoặc đun nước để rửa.
Kiêng kỵ: Không thực nhiệt không dùng.