Thạch Cao
- Là chất khoáng có thành phần chủ yếu là Calci sunfat ngậm 2 phân tử nước.Thạch cao là 1 khối tập hợp của các sợi theo chiều dài, hình phiến hoặc các miếng không đều, màu trắng, trắng xám hoặc vàng nhạt, đôi khi trong suốt. Thể nặng, chất xốp, mặt cắt dọc có sợi óng ánh. Thạch cao màu trắng, bóng, mảnh to, xốp, mặt ngoài như sợi tơ, không lẫn tạp chất là tốt. Không mùi, vị nhạt.
Tên gọi khác: Đại thạch cao, Bạch hổ, Băng thạch
Tên khoa học: Gypsum Fibrosum
Mô tả: Là chất khoáng có thành phần chủ yếu là Calci sunfat ngậm 2 phân tử nước.Thạch cao là 1 khối tập hợp của các sợi theo chiều dài, hình phiến hoặc các miếng không đều, màu trắng, trắng xám hoặc vàng nhạt, đôi khi trong suốt. Thể nặng, chất xốp, mặt cắt dọc có sợi óng ánh. Thạch cao màu trắng, bóng, mảnh to, xốp, mặt ngoài như sợi tơ, không lẫn tạp chất là tốt. Không mùi, vị nhạt.
Những mỏ khoáng thạch cao này có ở nhiều địa phương trong nước ta.
Chế biến: Lấy thạch cao, rửa sạch, phơi khô, đập ra thành miếng nhỏ, loại bỏ các đá tạp, sau nghiền thành bột thô, gọi là sinh thạch cao. Đoạn thạch cao: Lấy sinh thạch cao sạch, đập thành khối nhỏ, bỏ vào lò lửa không khói, nung đến khi tơi bở, lấy ra, để nguội, đập vụn.
Thành phần hoá học: Chủ yếu là CaSO4. 2H2O, có lẫn ít đất sét, cát, hợp chất sunfua, đôi khi có lẫn ít sắt, magiê.
Tác dụng:
Sinh thạch cao: Thanh nhiệt tả hoả, trừ phiền chỉ khát.
Đoạn thạch cao: Thu thấp, sinh cơ, liễm sang, chỉ huyết.
Công dụng:
- Sinh thạch cao: Thực nhiệt ở phần khí của phế vị (sốt cao, mồ hôi nhiều khát nhiều, mạch hồng đại), nhiệt độc thịnh ở kinh mạch (sốt cao phát ban), giai đoạn sau của bệnh ôn (còn sốt nhẹ, tâm phiền, miệng khô, hơi đỏ), viêm lợi.
- Đoạn thạch cao: Dùng ngoài điều trị vết loét không thu miệng, ngứa do thấp chẩn, bỏng nước, bỏng lửa, ngoại thương chảy máu.
- Thạch cao khan nước (CaSO4. 1/2H2O) để làm bột bó, đắp khuôn bó bột.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 12 - 40g (thuốc sắc), 2 - 4g (thuốc bột).
Kiêng kỵ: Chứng hư hàn không dùng.
Chú ý: Không được uống bột thạch cao đã rang vì uống vào sẽ hút nước nở ra, rắn lại và gây tắc ruột.
Tên khoa học: Gypsum Fibrosum
Mô tả: Là chất khoáng có thành phần chủ yếu là Calci sunfat ngậm 2 phân tử nước.Thạch cao là 1 khối tập hợp của các sợi theo chiều dài, hình phiến hoặc các miếng không đều, màu trắng, trắng xám hoặc vàng nhạt, đôi khi trong suốt. Thể nặng, chất xốp, mặt cắt dọc có sợi óng ánh. Thạch cao màu trắng, bóng, mảnh to, xốp, mặt ngoài như sợi tơ, không lẫn tạp chất là tốt. Không mùi, vị nhạt.
Những mỏ khoáng thạch cao này có ở nhiều địa phương trong nước ta.
Chế biến: Lấy thạch cao, rửa sạch, phơi khô, đập ra thành miếng nhỏ, loại bỏ các đá tạp, sau nghiền thành bột thô, gọi là sinh thạch cao. Đoạn thạch cao: Lấy sinh thạch cao sạch, đập thành khối nhỏ, bỏ vào lò lửa không khói, nung đến khi tơi bở, lấy ra, để nguội, đập vụn.
Thành phần hoá học: Chủ yếu là CaSO4. 2H2O, có lẫn ít đất sét, cát, hợp chất sunfua, đôi khi có lẫn ít sắt, magiê.
Tác dụng:
Sinh thạch cao: Thanh nhiệt tả hoả, trừ phiền chỉ khát.
Đoạn thạch cao: Thu thấp, sinh cơ, liễm sang, chỉ huyết.
Công dụng:
- Sinh thạch cao: Thực nhiệt ở phần khí của phế vị (sốt cao, mồ hôi nhiều khát nhiều, mạch hồng đại), nhiệt độc thịnh ở kinh mạch (sốt cao phát ban), giai đoạn sau của bệnh ôn (còn sốt nhẹ, tâm phiền, miệng khô, hơi đỏ), viêm lợi.
- Đoạn thạch cao: Dùng ngoài điều trị vết loét không thu miệng, ngứa do thấp chẩn, bỏng nước, bỏng lửa, ngoại thương chảy máu.
- Thạch cao khan nước (CaSO4. 1/2H2O) để làm bột bó, đắp khuôn bó bột.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 12 - 40g (thuốc sắc), 2 - 4g (thuốc bột).
Kiêng kỵ: Chứng hư hàn không dùng.
Chú ý: Không được uống bột thạch cao đã rang vì uống vào sẽ hút nước nở ra, rắn lại và gây tắc ruột.