11 dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tuyến giáp
Dưới đây là 11 dấu hiệu khả nghi liên quan đến bệnh lý tuyến giáp BS Hậu chia sẻ với bạn đọc.
1. Có thay đổi hình thể của cổ:
là một tuyến nội tiết, hình cánh bướm, thường nằm ở phía trước, dưới của cổ vì vậy, nếu phát hiện phía cổ trước đầy hoặc to hơn bình thường thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tuyến giáp.
2. Có sự thay đổi về nuốt hay nói:
Do cc bệnh lý tuyến giáp không rõ ràng nhưng nếu lâu dài gây ra tình trạng khó nói hoặc khàn tiếng hay nuốt nghẹn.
3. Biểu hiện đau cơ khớp, yếu cơ, hay bị chuột rút:
Khi có biểu hiện đau cơ khớp, yếu cơ hoặc hay bị chuột rút...thì rất có thể là một trong những triệu chứng của suy tuyến giáp. Giải thích vấn đề này, theo BS Hậu là do thiếu hụt lượng hormone tuyến giáp sản xuất dẫn đến giảm tốc độ dẫn truyền thông tin từ thần kinh đến các cơ.
4. Xuất hiện tóc xơ, da khô
Nếu thấy tóc xơ, giòn, dễ gãy hơn, đồng thời da trở nên khô, dễ bong tróc, có thể bạn mắc các bệnh lý tuyến giáp. BS Hậu cho biết đây là do rối loạn sản xuất hormone tuyến giáp (thường là suy chức năng tuyến giáp).
5. Kinh nguyệt không đều, có nguy cơ bị vô sinh
Bệnh lý tuyến giáp tác động tới chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, theo BS Hậu, nếu chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên không đều hoặc thậm chí mất kinh, bạn có thể đã bị suy giáp.
Còn nếu kỳ kinh không đều, thường thưa hoặc ít kinh thậm chí vô kinh, bạn có thể bị cường giáp. Do nồng độ hormone bị biến đổi, ảnh hưởng đến kinh nguyệt khiến chu kỳ thay đổi. Do đó, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới quá trình thụ tinh và sinh con trở nên khó khăn.
6. Biểu hiện giảm ham muốn tình dục
Bệnh lý tuyến giáp ảnh hưởng trực tiếp đến hormone. Vì thế, theo BS hậu, nếu bệnh lý tuyến giáp không được phát hiện sớm sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố. Điều này khiến người bệnh không còn ham muốn chuyện chăn gối. Bệnh lý tuyến giáp đặc biệt có tác động tới quá trình sinh tinh cũng như chu kỳ rụng trứng.
7. Lượng cholesterol máu thay đổi
8. Có sự thay đổi thói quen đại tiện
9. Huyết áp tăng hoặc giảm
10. Biểu hiện mệt mỏi, trầm cảm và lo âu không lý do
11. Thay đổi cân nặng
Vì vậy, khi có các biểu hiện nghi ngờ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Tuyệt đối không tự điều trị, điều trị theo mách bảo dẫn đến hệ lụy cho sức khỏe.
Tác giả bài viết: Khánh Mai
Nguồn tin: Báo Sức khỏe và Đời sống
Ý kiến bạn đọc
Tin tức khác?
8 cách phòng hội chứng căng đau vai gáy hiệu quả
Hội chứng căng đau vai gáy là rối loạn cơ - xương thường gặp nhất mà ai cũng...
Trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần lưu ý 5 điều sau
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em, nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng,...