8 thực phẩm làm trầm trọng bệnh tăng huyết áp
22/08/2023 | Kinh nghiệm - Tư vấn
Tăng huyết áp xảy ra phổ biến trong cộng đồng, làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ... Tình trạng này có thể trở nên trầm trọng hơn khi sử dụng một số loại thực phẩm.
1. Muối gây tăng huyết áp
Muối là thực phẩm hàng đầu cần tránh ở người tăng huyết áp. Khi hàm lượng natri trong chế độ ăn uống tăng lên, sẽ làm mất cân bằng ion trong cơ thể. Máu có hàm lượng natri cao dẫn đến việc thận không thể lọc máu đúng cách.
Khi thận không sản xuất nước tiểu thích hợp, hàm lượng nước trong máu tăng lên làm tăng huyết áp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng natri hấp thụ hàng ngày đối với một người khỏe mạnh để không bị tăng huyết áp, không được vượt quá 1.500 mg.
Khi thịt nguội này được kết hợp với các thành phần khác như bánh mì, hàm lượng natri còn cao hơn nữa.
Muối được sử dụng làm chất bảo quản trong các loại nước sốt này và nhiều muối gây rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể. Khi sự cân bằng điện giải bị xáo trộn, thận cũng bị rối loạn và làm cho huyết áp tăng lên.
Do đó, người bệnh tăng huyết áp cũng nên tránh loại thực phẩm này.
Hàm lượng natri rất cao trong thực phẩm này là nguyên nhân gây tăng huyết áp và thậm chí một quả dưa chuột muối đơn giản có thể trở thành ‘một quả bom natri’.
Uống một lượng lớn rượu cũng gây béo phì và những người béo phì dễ bị huyết áp cao hơn. Vì vậy, nên hạn chế uống rượu.
Bên cạnh đó, thịt xông khói chứa rất nhiều calo và chất béo bão hòa. Do vậy, ăn nhiều thịt xông khói có thể làm tăng lượng cholesterol xấu và nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim...
Cà phê là thức uống tuyệt vời vào buổi sáng. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ uống giàu caffein có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Caffein có thể gây ra sự gia tăng huyết áp trong thời gian ngắn nhưng đáng kể, ngay cả khi bạn không bị huyết áp cao. Không rõ nguyên nhân gây ra sự tăng vọt huyết áp này nhưng phản ứng huyết áp với caffein khác nhau ở mỗi người.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, caffein có thể ngăn chặn một loại hormone, giúp giữ cho các động mạch của bạn mở rộng. Trong khi lại có ý kiến cho rằng, caffein khiến tuyến thượng thận tiết ra nhiều adrenaline hơn, là nguyên nhân gây tăng huyết áp.
Thịt đỏ cũng chứa nhiều natri hơn thịt trắng và hải sản. Do đó nên hạn chế sử dụng thịt đỏ để kiểm soát huyết áp và tránh tăng huyết áp.
Khi thận không sản xuất nước tiểu thích hợp, hàm lượng nước trong máu tăng lên làm tăng huyết áp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng natri hấp thụ hàng ngày đối với một người khỏe mạnh để không bị tăng huyết áp, không được vượt quá 1.500 mg.
2. Thịt nguội
Thịt nguội là thực phẩm đã qua chế biến, có chứa một lượng lớn natri. Một khẩu phần khoảng 50 gam thịt nguội thông thường có hàm lượng natri khoảng 600 mg.Khi thịt nguội này được kết hợp với các thành phần khác như bánh mì, hàm lượng natri còn cao hơn nữa.
3. Sốt cà chua lon
Muối được sử dụng làm chất bảo quản trong các loại nước sốt này và nhiều muối gây rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể. Khi sự cân bằng điện giải bị xáo trộn, thận cũng bị rối loạn và làm cho huyết áp tăng lên.
Do đó, người bệnh tăng huyết áp cũng nên tránh loại thực phẩm này.
4. Dưa chuột muối
Dưa chuột muối là loại thực phẩm phổ biến để ‘đưa cơm’. Loại thực phẩm này có thể được ăn riêng hoặc ăn kèm với nhiều loại bánh mì và bánh mì kẹp thịt…Hàm lượng natri rất cao trong thực phẩm này là nguyên nhân gây tăng huyết áp và thậm chí một quả dưa chuột muối đơn giản có thể trở thành ‘một quả bom natri’.
5. Rượu
Uống một lượng lớn rượu gây tăng huyết áp tạm thời, nhưng lạm dụng rượu kéo dài dẫn đến tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác.Uống một lượng lớn rượu cũng gây béo phì và những người béo phì dễ bị huyết áp cao hơn. Vì vậy, nên hạn chế uống rượu.
6. Thịt xông khói
Quá trình sản xuất thịt nguội và thịt xông khói đều sử dụng các nguyên liệu đã được xử lý, tẩm ướp gia vị và dùng muối để bảo quản. Vì thế, nó cũng trở thành một trong những món ăn làm tăng huyết áp mà người bệnh nên tránh.Bên cạnh đó, thịt xông khói chứa rất nhiều calo và chất béo bão hòa. Do vậy, ăn nhiều thịt xông khói có thể làm tăng lượng cholesterol xấu và nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim...
7. Cà phê
Cà phê là thức uống tuyệt vời vào buổi sáng. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ uống giàu caffein có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Caffein có thể gây ra sự gia tăng huyết áp trong thời gian ngắn nhưng đáng kể, ngay cả khi bạn không bị huyết áp cao. Không rõ nguyên nhân gây ra sự tăng vọt huyết áp này nhưng phản ứng huyết áp với caffein khác nhau ở mỗi người.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, caffein có thể ngăn chặn một loại hormone, giúp giữ cho các động mạch của bạn mở rộng. Trong khi lại có ý kiến cho rằng, caffein khiến tuyến thượng thận tiết ra nhiều adrenaline hơn, là nguyên nhân gây tăng huyết áp.
8. Thịt đỏ
Thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt Haem chính cho cơ thể. Sắt Haem này có liên quan trực tiếp đến mức huyết áp của cơ thể con người.Thịt đỏ cũng chứa nhiều natri hơn thịt trắng và hải sản. Do đó nên hạn chế sử dụng thịt đỏ để kiểm soát huyết áp và tránh tăng huyết áp.
Tác giả bài viết: Bích Ngọc
Nguồn tin: suckhoedoisong.vn
Ý kiến bạn đọc
Tin tức khác?
8 cách phòng hội chứng căng đau vai gáy hiệu quả
Hội chứng căng đau vai gáy là rối loạn cơ - xương thường gặp nhất mà ai cũng...
Trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần lưu ý 5 điều sau
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em, nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng,...