Cảm lạnh từ góc nhìn Y học cổ truyền
07/12/2022 | Kinh nghiệm - Tư vấn
Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn, mùa Đông năm nay tại nước ta đến muộn nhưng nhiệt độ giảm khá sâu với những đợt rét đậm thường xuyên và sự thay đổi đột ngột bất thường. Chính điều này đã gây ra khá nhiều các vấn đề về sức khỏe cho người dân, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em, những đối tượng có sức đề kháng yếu, trong đó thường gặp nhất là cảm lạnh.
Cảm lạnh là một bệnh lý về hô hấp. Có nhiều loại virus khác nhau gây cảm lạnh, nhưng Rhinovirus là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất. Đây cũng là nhóm virus gây kích thích những đợt hen cấp và liên quan đến các trường hợp nhiễm trùng xoang hay tai. Bệnh thường xuất hiện khi trời lạnh và mưa. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh thường gây khó chịu cho người mắc. Trong y học cổ truyền, cảm lạnh còn gọi là cảm phong hàn.
Các dấu hiệu thường xuất hiện từ 1–3 ngày sau khi cơ thể nhiễm virus và có thể khác nhau ở mỗi người như: Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; hắt xì; đau họng, viêm họng; đau đầu nhẹ; cảm thấy đau cơ; ho; có thể sốt nhẹ; cảm thấy khó chịu trong người…
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới cảm lạnh, trong đó thường thấy nhất là một số nguyên nhân chính sau: Do làm việc không điều độ, lao lực hoặc lao tâm; do ăn uống nhiều đồ lạnh làm cơ thể bị khí lạnh tấn công từ bên trong với khí lạnh bên ngoài xâm nhập kinh mạch và tạng phủ; do lo buồn thái quá, ăn uống kém, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể làm giảm sức chống đỡ của cơ thể trước tác nhân gây bệnh...
Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời, cảm lạnh có thể dẫn tới các biến chứng như viêm phổi cấp dẫn đến khó thở, nhiễm trùng tai cấp tính (viêm tai giữa), hen suyễn, viêm xoang cấp tính, các bệnh nhiễm trùng thứ phát khác... Vì vậy cần theo dõi và xử lý kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo Y học cổ truyền, có thể cải thiện các triệu chứng của cảm lạnh nhờ vào các phương pháp sau đây:
- Đánh gió (cạo gió): sử dụng dầu nóng hoặc gừng tươi với rượu để đánh gió (cạo gió) giúp làm ấm cơ thể và cải thiện các triệu chứng như đau họng, ho, sốt, ớn lạnh do cảm lạnh gây ra.
- Xông hơi: sử dụng một số thảo dược có nhiều tinh dầu và tính ấm như gừng, sả, lá bưởi, ngải cứu…để xông hơi sẽ giúp làm giảm cảm lạnh.
Bên cạnh đó, Đông y thường sử dụng một số thảo dược để trừ cảm lạnh, trong đó có thể kể tới như: hồ tiêu, sinh khương (gừng tươi), lá lốt, xuyên khung, quế, cam thảo… Tuy nhiên, việc phối hợp các vị thảo dược này cần có chỉ định từ các bác sĩ Y học cổ truyền, đồng thời việc đun sắc cũng mất nhiều thời gian và bất tiện. Với kinh nghiệm hơn 10 năm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, Công ty Cổ phần Dược liệu Việt Nam (VIETMEC) đã cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cảm A Phủ.
Với thành phần gồm các thảo dược quý trong thiên nhiên như: xuyên khung, quế, bạch chỉ, xạ căn…Cảm A Phủ hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm lạnh, sốt, hắt hơi, sổ mũi, ho, đau rát cổ họng… Sản phẩm phù hợp với những người bị cảm lạnh, ho khan, ho có đờm…Hiện Cảm A Phủ được bán tại Nhà thuốc VIETMEC Pharmacy – 139 Hồng Tiến, Long Biên, Hà Nội. Hotline: 0915.358.358.
Các dấu hiệu thường xuất hiện từ 1–3 ngày sau khi cơ thể nhiễm virus và có thể khác nhau ở mỗi người như: Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; hắt xì; đau họng, viêm họng; đau đầu nhẹ; cảm thấy đau cơ; ho; có thể sốt nhẹ; cảm thấy khó chịu trong người…
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới cảm lạnh, trong đó thường thấy nhất là một số nguyên nhân chính sau: Do làm việc không điều độ, lao lực hoặc lao tâm; do ăn uống nhiều đồ lạnh làm cơ thể bị khí lạnh tấn công từ bên trong với khí lạnh bên ngoài xâm nhập kinh mạch và tạng phủ; do lo buồn thái quá, ăn uống kém, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể làm giảm sức chống đỡ của cơ thể trước tác nhân gây bệnh...
Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời, cảm lạnh có thể dẫn tới các biến chứng như viêm phổi cấp dẫn đến khó thở, nhiễm trùng tai cấp tính (viêm tai giữa), hen suyễn, viêm xoang cấp tính, các bệnh nhiễm trùng thứ phát khác... Vì vậy cần theo dõi và xử lý kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo Y học cổ truyền, có thể cải thiện các triệu chứng của cảm lạnh nhờ vào các phương pháp sau đây:
- Đánh gió (cạo gió): sử dụng dầu nóng hoặc gừng tươi với rượu để đánh gió (cạo gió) giúp làm ấm cơ thể và cải thiện các triệu chứng như đau họng, ho, sốt, ớn lạnh do cảm lạnh gây ra.
- Xông hơi: sử dụng một số thảo dược có nhiều tinh dầu và tính ấm như gừng, sả, lá bưởi, ngải cứu…để xông hơi sẽ giúp làm giảm cảm lạnh.
Bên cạnh đó, Đông y thường sử dụng một số thảo dược để trừ cảm lạnh, trong đó có thể kể tới như: hồ tiêu, sinh khương (gừng tươi), lá lốt, xuyên khung, quế, cam thảo… Tuy nhiên, việc phối hợp các vị thảo dược này cần có chỉ định từ các bác sĩ Y học cổ truyền, đồng thời việc đun sắc cũng mất nhiều thời gian và bất tiện. Với kinh nghiệm hơn 10 năm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, Công ty Cổ phần Dược liệu Việt Nam (VIETMEC) đã cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cảm A Phủ.
Với thành phần gồm các thảo dược quý trong thiên nhiên như: xuyên khung, quế, bạch chỉ, xạ căn…Cảm A Phủ hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm lạnh, sốt, hắt hơi, sổ mũi, ho, đau rát cổ họng… Sản phẩm phù hợp với những người bị cảm lạnh, ho khan, ho có đờm…Hiện Cảm A Phủ được bán tại Nhà thuốc VIETMEC Pharmacy – 139 Hồng Tiến, Long Biên, Hà Nội. Hotline: 0915.358.358.
Tác giả bài viết: VIETMEC
Ý kiến bạn đọc
Tin tức khác?
8 cách phòng hội chứng căng đau vai gáy hiệu quả
Hội chứng căng đau vai gáy là rối loạn cơ - xương thường gặp nhất mà ai cũng...
Trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần lưu ý 5 điều sau
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em, nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng,...