Nhiều ca biến chứng thủy đậu ở người lớn, bác sĩ khuyến cáo cách chăm sóc cần biết

Nhiều ca biến chứng thủy đậu ở người lớn, bác sĩ khuyến cáo cách chăm sóc cần biết
Thời gian gần đây xuất hiện các ca bệnh thủy đậu có biến chứng, thậm chí là tử vong ở người lớn. Vậy người mắc thủy đậu cần làm gì để tránh những biến chứng nguy hiểm?
Thủy đậu là bệnh do virus Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Mùa hè cũng là thời điểm xuất hiện nhiều ca thủy đậu.


Dấu hiệu mắc thủy đậu

Thủy đậu có thể gặp ở nhiều đối tượng, chủ yếu là trẻ em nhưng cũng có nhiều trường hợp người lớn mắc thủy đậu. Ở người lớn, sau một thời gian ủ bệnh từ 10-21 ngày, bệnh sẽ có những biểu hiện ngoài da kèm theo triệu chứng toàn thân như: Cơ thể sẽ xuất hiện nốt phỏng nước kèm ngứa ngáy, sốt, ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi.

Sau 7 ngày, các mụn nước mới ngừng xuất hiện. Từ 10-14 ngày mụn nước bắt đầu đóng vảy sau đó bong ra.
Bệnh thủy đậu có lây không?
Bệnh thủy đậu thường mắc một lần trong đời. Người bệnh có thể lây cho người lành thông qua các tiếp xúc trực tiếp hoặc đường hô hấp như khi:

- Người bệnh hắt hơi, sổ mũi, nói, ho… siêu vi sẽ theo nước bọt, dịch tiết ra ngoài và tồn tại trong môi trường. Khi người lành hít phải siêu vi sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.

- Tiếp xúc trực tiếp với tổn thương trên da

- Bệnh cũng có thể lây lan qua đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như quần áo, khăn, ga trải giường… nếu có chất dịch từ người bệnh.

- Trong trường hợp phụ nữ mang thai mắc thủy đậu, trẻ sinh ra sẽ mang mầm bệnh. Và khi gặp điều kiện thuận lợi, virus sẽ phát triển và gây bệnh.

Thủy đậu là một bệnh dễ lây nhiễm. Do đó, người mắc thủy đậu nên tự cách ly trong khoảng 7-10 ngày từ khi phát bệnh.
thuy dau 1691327613484448885785
Nếu không chăm sóc đúng cách, bệnh thủy đậu có thể gây những biến chứng nguy hiểm.

Những sai lầm thường mắc khi chăm sóc bệnh nhân thủy đậu

Rất nhiều người có suy nghĩ sai lầm trong quá trình chăm sóc thủy đậu khiến bệnh trở nặng như kiêng tắm khiến các vết thương bị bội nhiễm; hay việc tắm nước lá, dùng các loại thuốc bôi không rõ nguồn gốc bôi lên mụn nước. Điều này làm các nốt phỏng nước vỡ ra, tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây biến chứng nặng nề. Không những vậy, khi chăm sóc không đúng cách, các vết thương do thủy đậu thường để lại sẹo lõm, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, việc chà xát làm vỡ các mụn nước là cơ hội để virus lây lan ra môi trường xung quanh và tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho người lành.
Ở trẻ em, thủy đậu được xem là bệnh lành tính. Tuy nhiên đối với những trường hợp mắc thủy đậu trên nền bệnh người già hoặc người dùng các thuốc ức chế miễn dịch hay béo phì, tiểu đường, ung thư sẽ có nguy cơ cao biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, viêm màng não thậm chí tử vong.

Vì vậy khi có biểu hiện mắc thủy đậu, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm. Việc dùng thuốc kháng virus sớm sẽ làm tăng hiệu quả điều trị và tránh các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh thủy đậu có thể điều trị bằng các thuốc bôi và thuốc kháng virus. Tuy nhiên, trường hợp nặng có biểu hiện viêm phổi, não, suy đa tạng thường gặp khó khăn trong điều trị, tiên lượng nặng, nguy cơ cao tử vong.

Ở trẻ nhỏ, các vết thương do thủy đậu thường gây ngứa dẫn tới phản xạ gãi. Để tránh việc trẻ gãi và làm vỡ mụn nước, có thể sử dụng thuốc kháng histamin.
benh nhan thuy dau 16913282843722113960064
Bệnh nhân mắc thủy đậu không được dùng cồn hoặc các chất sát khuẩn để vệ sinh các vết thương.


Cách phòng ngừa biến chứng của thủy đậu

Bệnh thủy đậu có thể phòng ngừa bằng vaccine thủy đậu, tuy nhiên hiện nay số người tiêm còn rất ít. Vì vậy, cách tốt nhất phòng ngừa thủy đậu và hạn chế biến chứng của bệnh là tiêm vaccine.

Mắc thủy đậu có nên tắm không?

Dân gian thường quan niệm mắc thủy đậu không nên tắm, nên trùm chăn kín để tránh rạ (mụn nước) mọc thêm. Tuy nhiên, quan niệm này là không đúng. Người bệnh mắc thủy đậu nên vệ sinh tắm rửa bằng nước ấm và ở nơi kín gió. Việc kiêng tắm rửa có thể gây mất vệ sinh trên da, dẫn tới bội nhiễm. 

Tuyệt đối tránh dùng các loại nước lá để tắm, chà xát lên da, điều này dễ gây nhiễm trùng và các biến chứng nặng nề. Bệnh nhân mắc thủy đậu không được dùng cồn hoặc các chất sát khuẩn để vệ sinh các vết thương.

Người mắc thủy đậu nên ăn gì?

Người mắc bệnh thủy đậu nên tăng cường các thực phẩm có chứa vitamin C để tăng miễn dịch, giúp bệnh nhanh khỏi. Khi nhiễm thủy đậu, bệnh nhân có thể bị tổn thương ở ngoài da, tổn thương niêm mạc gây khó khăn trong việc ăn uống. Vì vậy nên lựa chọn những đồ ăn mềm, lỏng, nguội. Không nên lựa chọn đồ ăn cứng, cay nóng, khó tiêu.

Tác giả bài viết: ThS.BSCKII Phạm Ngọc Hảo

Nguồn tin: suckhoedoisong.vn

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Tin tức khác?

8 cách phòng hội chứng căng đau vai gáy hiệu quả

8 cách phòng hội chứng căng đau vai gáy hiệu quả

Hội chứng căng đau vai gáy là rối loạn cơ - xương thường gặp nhất mà ai cũng...

Trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần lưu ý 5 điều sau

Trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần lưu ý 5 điều sau

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em, nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng,...

8 lợi ích tuyệt vời của củ dền đối với sức khỏe

8 lợi ích tuyệt vời của củ dền đối với sức khỏe

Củ dền không chỉ có màu đỏ đẹp mắt mà còn bổ dưỡng và chứa nhiều vitamin, khoáng...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?